Thanh thiếu nhi Đắk Lắk đam mê sáng tạo

Thời gian qua, các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng, khoa học kỹ thuật thu hút hàng nghìn học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham gia. Nhiều mô hình, sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu tái chế giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường của các em.

Một nhóm khoảng 15 học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Cư M’gar (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đã sáng tác bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt - tiếng Êđê với nội dung “Bảo tồn quảng bá bản sắc dân tộc Êđê”.

Một nhóm khoảng 15 học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Cư M’gar (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đã sáng tác bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt - tiếng Êđê với nội dung “Bảo tồn quảng bá bản sắc dân tộc Êđê”.

Cô Phan Thị Minh Lệ, giáo viên hướng dẫn chính cho nhóm chia sẻ, từ dự án này, các học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc Êđê. Việc sáng tác bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt – tiếng Êđê giúp phát huy được những năng lực, phẩm chất sẵn có của các bạn.

Cô Phan Thị Minh Lệ, giáo viên hướng dẫn chính cho nhóm chia sẻ, từ dự án này, các học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc Êđê. Việc sáng tác bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt – tiếng Êđê giúp phát huy được những năng lực, phẩm chất sẵn có của các bạn.

Em H'Rên Niê Kđăm, nhóm trưởng CLB Hội họa cho biết, thông qua hình thức sáng tác bộ truyện tranh, chúng em muốn gửi đến các bạn học sinh ý thức bảo tồn và quảng bá văn hóa dân tộc Êđê nói riêng cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung.

Em H'Rên Niê Kđăm, nhóm trưởng CLB Hội họa cho biết, thông qua hình thức sáng tác bộ truyện tranh, chúng em muốn gửi đến các bạn học sinh ý thức bảo tồn và quảng bá văn hóa dân tộc Êđê nói riêng cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung.

Sau hơn 6 tháng, bộ truyện “Bảo tồn quảng bá bản sắc dân tộc Êđê” gồm 6 tập đã hoàn thành. Bộ truyện tranh còn là sản phẩm kết quả dạy – học Stem. Học sinh đã vận dụng kiến thức nhiều môn học như: Ngữ văn, Mỹ thuật, Tin học, ngôn ngữ tiếng Êđê…

Sau hơn 6 tháng, bộ truyện “Bảo tồn quảng bá bản sắc dân tộc Êđê” gồm 6 tập đã hoàn thành. Bộ truyện tranh còn là sản phẩm kết quả dạy – học Stem. Học sinh đã vận dụng kiến thức nhiều môn học như: Ngữ văn, Mỹ thuật, Tin học, ngôn ngữ tiếng Êđê…

Bộ truyện tranh được nhà trường đưa lên hệ thống số. Mỗi cuốn truyện sẽ có một mã QR nghe, đọc. Bộ truyện này giành giải Nhì cấp tỉnh trong cuộc thi khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức.

Bộ truyện tranh được nhà trường đưa lên hệ thống số. Mỗi cuốn truyện sẽ có một mã QR nghe, đọc. Bộ truyện này giành giải Nhì cấp tỉnh trong cuộc thi khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức.

Ngoài hình thức vẽ tranh, nhóm học sinh còn dùng nhiều hình thức khác để bảo tồn và quảng bá bản sắc văn hóa Êđê như: Bức tranh đính hạt được sử dụng các loại hạt nông sản đính thành tranh. Qua đó, nhóm học sinh muốn giới thiệu đến mọi người các loại nông sản đặc trưng của vùng đất Cư M’gar.

Ngoài hình thức vẽ tranh, nhóm học sinh còn dùng nhiều hình thức khác để bảo tồn và quảng bá bản sắc văn hóa Êđê như: Bức tranh đính hạt được sử dụng các loại hạt nông sản đính thành tranh. Qua đó, nhóm học sinh muốn giới thiệu đến mọi người các loại nông sản đặc trưng của vùng đất Cư M’gar.

Tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng huyện Krông Pắc năm 2024 vừa qua, có 45 mô hình, sản phẩm khoa học của 35 đơn vị trường học trên địa bàn huyện tham gia.

Tại cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên – nhi đồng huyện Krông Pắc năm 2024 vừa qua, có 45 mô hình, sản phẩm khoa học của 35 đơn vị trường học trên địa bàn huyện tham gia.

Các mô hình, sản phẩm dự thi thuộc các lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế...

Các mô hình, sản phẩm dự thi thuộc các lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập; phần mềm tin học; sản phẩm thân thiện với môi trường; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế...

Trong đó, nhiều mô hình, sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu tái chế giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường của các em.

Trong đó, nhiều mô hình, sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu tái chế giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường của các em.

Thông qua cuộc thi nhằm tìm kiếm, khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn huyện, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Thông qua cuộc thi nhằm tìm kiếm, khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn huyện, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ các em trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Nguyễn Thảo

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/thanh-thieu-nhi-dak-lak-dam-me-sang-tao-post1645390.tpo