Thanh tra hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động về việc chấp hành quy định pháp luật
Theo kế hoạch, năm 2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sẽ thanh tra hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động về việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa ban hành Quyết định 1046/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ LĐTB&XH.
Theo đó, bên cạnh thanh tra các cơ sở giao dục nghề nghiệp, thanh tra chấp các quy định của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội... thì năm nay, Bộ sẽ tập trung vào thanh tra công tác chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Theo đó, Thanh tra Bộ sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 24 doanh nghiệp.
Danh sách các doanh nghiệp được thanh tra cụ thể như sau:
Công ty Cổ phần Nhân lực quốc tế và thương mại Sông Hồng (Hà Nội), Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát (Hà Nội), Công ty Cổ phần nguồn nhân lực Việt Nam Thái Bình Dương (Hà Nội), Công ty TNHH một thành viên Đào tạo và Cung ứng nhân lực HAUI (Hà Nội), Công ty CP Dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa (Thanh Hóa), Công ty TNHH Đào tạo và khai phát quốc tế nguồn nhân lực Futurelink (Hà Nội), Công ty CP Đầu tư và Phát triển kinh doanh Toàn Cầu GLODECO (Hà Nội), Công ty CP Nhân lực và Thương mại Vinaconex (Hà Nội), Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Phát (Hải Phòng), Công ty CP Nhật Minh Hi Akarri (Hải Phòng).
Công ty CP xuất nhập khẩu than Vinacomin (Hà Nội), Công ty CP vận tải biển và xuất khẩu lao động ISALCO (Hải Phòng), Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Quốc phòng GAET (Hà Nội), Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long (Hà Nội), Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (Hà Nội), Công ty cổ phần quốc tế - TIC NV1-3 (Hà Nội).
Công tỵ cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Kinh Bắc - KBC (Bắc Ninh), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật IMS (Hà Nội), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nhân lực Vạn Xuân (Hà Nội), Công ty cổ phần Vạn Xuân Vivaxan (Hà Tĩnh), Công ty Cổ phần Dịch vụ & Thương mại Hàng không - AIRSECO., JSC (Hà Nội).
Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoại nước cũng sẽ có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với 19 doanh nghiệp.
Danh sách các doanh nghiệp như sau: Công ty Cổ phần nguồn nhân lực VINAMOTOR, Công ty Cổ phần đầu tư du học và hợp tác quốc tế VTC1, Công ty Cổ phần tư vấn du học và thương mại Giang Anh, Công ty TNHH Nhân lực Akane, Công ty Cổ phần Tracodi Sông Đà, Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển công nghệ Hà Nội - HANOI HTD, Công ty Cổ phần Hợp tác lao động và Thương mại – LABCO, Công ty Cổ phần Cung ứng xuất khẩu lao động công thương Hà Nội – HTIC.
Các công ty tiếp theo là: Công ty Cổ phần Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế-INLACO SAIGON, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Minh Thanh, Công ty Cổ phần Cung ứng Lao động và Thương mại Hải Phòng-HALASUCO, Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ DSCO, Công ty cổ phần đầu tư Thuận An DMC, Công ty cổ phần LMK Việt Nam, Công ty cổ phần nhân lực Đại Dương Xanh - BOC MANPOWER, Công ty Cổ phần tiến bộ INFINITY VIETNAM, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và Truyền thông quốc tế-MIF, Công ty TNHH hợp tác giáo dục quốc tế Thời đại mới, Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia Long.
Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) đã công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 công ty, bao gồm: Công ty TNHH MTV đào tạo và cung ứng nhân lực - HAUI (LETCO), Công ty CP Vạn Xuân VIVANXAN và Công ty CP công nghệ Phúc Thái, Công ty TNHH MTV Hợp tác quốc tế xây lắp 3 - INCOOP3. Các công ty này đều bị phạt 50-60 triệu đồng chuẩn bị nguồn đi lao động tại Hàn Quốc theo visa E7 ngành đóng tàu khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ LĐ-TB-XH. Kèm theo quyết định xử phạt hành chính, các công ty này còn bị đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn 12 – 18 tháng.