Thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt việc 'báo hóa' tạp chí, ' báo hóa' các trang tin

Năm nay Đảng, Nhà nước chỉ đạo rất quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt việc 'báo hóa' tạp chí, 'báo hóa' các trang tin và tin rằng đến năm 2023 sẽ xử lý vấn đề này kiên quyết, căn cơ - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Năm nay Đảng, Nhà nước chỉ đạo rất quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt việc "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" các trang tin và tin rằng đến năm 2023 sẽ xử lý vấn đề này kiên quyết, căn cơ - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Sáng 4/11, dưới sự chủ trì điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đối với nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực TT&TT.

Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặt câu hỏi của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi ngay từ đầu giờ đã có 90 đại biểu đăng ký chất vấn. ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) đề cập tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi; việc ngăn chặn, xử lý tin giả có lúc còn chậm, tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, ANTT.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn.

ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) đặt câu hỏi về giải pháp xử lý các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội được "báo hóa" hiện nay.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, lừa đảo qua mạng là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây, rất nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng các phương tiện thông tin, trong đó có số điện thoại, thông qua các trang web.

ĐBQH Lê Thị Song An.

ĐBQH Lê Thị Song An.

"Việc đầu tiên mà Bộ TT&TT làm là hoàn thiện các văn bản, thể chế đã ban hành, trong đó định nghĩa rõ các hành vi, quy định các quy trình xử lý hành chính, có cơ chế chuyển cho Công an xử lý hình sự. Một trong những điều chúng tôi rất quan tâm là xử lý một cách căn bản. Công khai các đầu số điện thoại, các trang web tiếp nhận phản ánh của người dân về các hoạt động vi phạm", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, phát triển công cụ, công nghệ, coi khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất cơ bản, công nghệ số là lực lượng thực thi. Năm 2020, Bộ TT&TT đã rà quét, ngăn chặn cỡ 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo, nếu không có việc làm này, rất có thể có 3,1 triệu người truy cập và xác suất bị lừa đảo rất lớn.

Về số điện thoại, Bộ TT&TT tập trung xử lý sim rác - một trong những phương tiện thực thi các hoạt động lừa đảo. "Có 3 công đoạn, đối với tất cả thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống, con số này khoảng 22 triệu năm 2018 nhưng đến nay đã bằng không. Thứ hai là rà soát xem thông tin đó có chính xác không, hiện có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chúng tôi đã làm được 1/4 rồi, đến đầu năm 2023 sẽ xong. Thứ ba là xử lý sim chính chủ, ngăn chặn chuyện dùng số điện thoại để lừa đảo, thực hiện cuộc gọi rác...", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bình tĩnh giải đáp câu hỏi của đại biểu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bình tĩnh giải đáp câu hỏi của đại biểu.

Về vấn đề tin giả trên không gian mạng lan truyền nhanh, Bộ trưởng cho rằng, nếu chúng ta xử lý chậm sẽ lan rộng. Vừa qua, Bộ TT&TT đã sửa các nghị định để nâng tầm xử lý, quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và quy định thời gian các nhà mạng phải hạ các thông tin xấu, độc từ 48 giờ xuống 24 giờ, có những thông tin đặc biệt chỉ trong 3 giờ.

"Mức phạt hiện nay đã tăng gấp 3 lần nhưng chỉ bằng 1/10 so với các nước ASEAN. Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu, đề xuất Chính phủ nâng mức phạt lên mức đủ răn đe, ít nhất bằng mức trung bình của các nước ASEAN", Bộ trưởng nêu giải pháp.

Đối với vấn đề xử lý "báo hóa" tạp chí, trang tin, theo Bộ trưởng có giải pháp rất mới, hiệu quả là chúng ta công khai dấu hiệu, biểu hiện thế nào là một trang thông tin "báo hóa", thế nào là một tạp chí "báo hóa" để toàn bộ xã hội biết và chung tay. Thay vì một mình Bộ TT&TT, bây giờ toàn dân có thể giám sát vấn đề này, chúng ta đã công khai việc này trên 3 tháng rồi.

Toàn cảnh hội trường.

Toàn cảnh hội trường.

"Có cái may là trong số 650 tạp chí, đến nay số tạp chí có dấu hiệu "báo hóa" là khoảng 21; trong gần 2.000 trang tin được cấp giấy phép thì cũng chỉ tầm đó trang tin có dấu hiệu. Năm nay Đảng, Nhà nước chỉ đạo rất quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt việc "báo hóa" tạp chí, các trang tin và tin rằng đến năm 2023 sẽ xử lý vấn đề này kiên quyết, căn cơ", Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định.

Quỳnh Vinh

Facebook Twitter Bản in Email Theo dõi trên News Quay lại

Sáng 4/11, dưới sự chủ trì điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đối với nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực TT&TT.

Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặt câu hỏi của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi ngay từ đầu giờ đã có 90 đại biểu đăng ký chất vấn. ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) đề cập tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi; việc ngăn chặn, xử lý tin giả có lúc còn chậm, tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, ANTT.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn.

ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) đặt câu hỏi về giải pháp xử lý các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội được "báo hóa" hiện nay.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, lừa đảo qua mạng là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây, rất nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng các phương tiện thông tin, trong đó có số điện thoại, thông qua các trang web.

ĐBQH Lê Thị Song An.

ĐBQH Lê Thị Song An.

"Việc đầu tiên mà Bộ TT&TT làm là hoàn thiện các văn bản, thể chế đã ban hành, trong đó định nghĩa rõ các hành vi, quy định các quy trình xử lý hành chính, có cơ chế chuyển cho Công an xử lý hình sự. Một trong những điều chúng tôi rất quan tâm là xử lý một cách căn bản. Công khai các đầu số điện thoại, các trang web tiếp nhận phản ánh của người dân về các hoạt động vi phạm", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, phát triển công cụ, công nghệ, coi khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất cơ bản, công nghệ số là lực lượng thực thi. Năm 2020, Bộ TT&TT đã rà quét, ngăn chặn cỡ 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo, nếu không có việc làm này, rất có thể có 3,1 triệu người truy cập và xác suất bị lừa đảo rất lớn.

Về số điện thoại, Bộ TT&TT tập trung xử lý sim rác - một trong những phương tiện thực thi các hoạt động lừa đảo. "Có 3 công đoạn, đối với tất cả thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống, con số này khoảng 22 triệu năm 2018 nhưng đến nay đã bằng không. Thứ hai là rà soát xem thông tin đó có chính xác không, hiện có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chúng tôi đã làm được 1/4 rồi, đến đầu năm 2023 sẽ xong. Thứ ba là xử lý sim chính chủ, ngăn chặn chuyện dùng số điện thoại để lừa đảo, thực hiện cuộc gọi rác...", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bình tĩnh giải đáp câu hỏi của đại biểu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bình tĩnh giải đáp câu hỏi của đại biểu.

Về vấn đề tin giả trên không gian mạng lan truyền nhanh, Bộ trưởng cho rằng, nếu chúng ta xử lý chậm sẽ lan rộng. Vừa qua, Bộ TT&TT đã sửa các nghị định để nâng tầm xử lý, quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan và quy định thời gian các nhà mạng phải hạ các thông tin xấu, độc từ 48 giờ xuống 24 giờ, có những thông tin đặc biệt chỉ trong 3 giờ.

"Mức phạt hiện nay đã tăng gấp 3 lần nhưng chỉ bằng 1/10 so với các nước ASEAN. Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu, đề xuất Chính phủ nâng mức phạt lên mức đủ răn đe, ít nhất bằng mức trung bình của các nước ASEAN", Bộ trưởng nêu giải pháp.

Đối với vấn đề xử lý "báo hóa" tạp chí, trang tin, theo Bộ trưởng có giải pháp rất mới, hiệu quả là chúng ta công khai dấu hiệu, biểu hiện thế nào là một trang thông tin "báo hóa", thế nào là một tạp chí "báo hóa" để toàn bộ xã hội biết và chung tay. Thay vì một mình Bộ TT&TT, bây giờ toàn dân có thể giám sát vấn đề này, chúng ta đã công khai việc này trên 3 tháng rồi.

Toàn cảnh hội trường.

Toàn cảnh hội trường.

"Có cái may là trong số 650 tạp chí, đến nay số tạp chí có dấu hiệu "báo hóa" là khoảng 21; trong gần 2.000 trang tin được cấp giấy phép thì cũng chỉ tầm đó trang tin có dấu hiệu. Năm nay Đảng, Nhà nước chỉ đạo rất quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt việc "báo hóa" tạp chí, các trang tin và tin rằng đến năm 2023 sẽ xử lý vấn đề này kiên quyết, căn cơ", Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định.

Quỳnh Vinh

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/thanh-tra-kiem-tra-xu-ly-quyet-liet-viec-bao-hoa-tap-chi-bao-hoa-cac-trang-tin--i673162/