Tháo dỡ phim trường 'Kong': Hành động bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Sau hơn 2 năm tồn tại, phim trường 'Kong' - nơi ghi hình bộ phim 'Skull Island' tại Khu du lịch sinh thái Tràng An vừa được tháo dỡ, gây nuối tiếc cho nhiều người và các hãng lữ hành. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của UNESCO, việc phá bỏ phim trường là sự cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong vùng Di sản thế giới.

Đạo diễn, đại sứ du lịch Việt Nam Jordan Vogt-Roberts (áo đen) trở lại thăm phim trường “Kong” tại Khu du lịch sinh thái Tràng An.

Đầu năm 2016, gần 120thành viên của đoàn làm phim “Kong” đến Việt Nam để bắt đầu 2 tháng quay phim.Các cảnh quay chính của bộ phim nổi tiếng này có bối cảnh tại đầm Vân Long vàtại Di sản thế giới Tràng An. Tháng 4/2017, bộ phim được công chiếu, sau đó tạođược những thành công nhất định.

Nhữnghình ảnh về phim trường “Kong” tại Khu du lịch sinh thái Tràng An đã được phụcdựng lại với điểm nhấn chính là khu làng thổ dân được phục dựng lại gần nhưnguyên bản gồm mô hình: các túp lều chóp nhọn, các giá treo phơi những sản vậttất cả được làm từ những vật liệu truyền thống như tre, nứa, gỗ, bếp lò… mộtvài hoạt động của thổ dân trong phim cũng được phục dựng, tái hiện bên bờ sông,trên đảo với nguyên mẫu bộ phim bom tấn của Mỹ.

Năm 2017, nhân dịp Lễ hội Tràng An, phim trường Kong đã đượcđưa vào phục vụ khách du lịch trong tuyến tham quan, khám phá non nước TràngAn. Những hình ảnh được phục dựng theo nguyên mẫu của bộ phim “Kong - SkullIsland” đã trở thành điểm check - in hấp dẫn và thu hút du khách tại Khu dulịch sinh thái Tràng An.

Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 42 của ủy ban Di sản thếgiới vào tháng 6 đã kết luận một số nội dung liên quan tới Quần thể danh thắngTràng An, trong đó có khuyến nghị: Mô hình phim trường hiện tại sẽ bị dỡ bỏtrong tương lai, đồng thời yêu cầu nước thành viên đảm bảo việc quảng bá di sảntrong khu di sản phải gắn với việc giải thích các giá trị nổi bật toàn cầu vàchú trọng hơn đến bảo tồn để phát triển bền vững, giữ gìn cho tương lai.

Để đảmbảo cho sự phát triển bền vững của Khu du lịch sinh thái Tràng An nói riêngcũng như Quần thể danh thắng Tràng An nói chung và tiếp thu góp ý của UNESCO,ngày 20/9/2019, Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Tràng An đã phối hợp với cácđơn vị liên quan tháo dỡ phim trường Kong thuộc Quần thể danh thắng Tràng An.

Chị Hoàng Thu Hường, Phó Ban quản lý Khu du lịch sinh tháiTràng An cho biết: Việc tháo dỡ diễn ra nhanh chóng, trả lại nguyên trạng nhưtrước khi đoàn làm phim tới. Như vậy trên tuyến hành trình tham quan khu dulịch Tràng An tuyến số 2 và số 3, du khách sẽ không dừng chân tại điểm mang tên“Đảo Kong” nữa.

Việc tháo dỡ phim trường “Kong” là điều cần thiết để đảm bảo sựphát triển bền vững của vùng di sản. Phim trường không còn, không ảnh hưởng đếncác tour tham quan tại đây. Toàn bộ 12 lao động (người đóng vai thổ dân) trênđảo được doanh nghiệp bố trí quay trở lại với công việc trước đây.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, các hãng lữ hành trong vàngoài nước bày tỏ ý kiến tiếc cho những du khách chưa có dịp tới đây, tuy nhiênkhá nhiều người đồng thuận với quyết định và cho rằng, việc bảo tồn di sản laừu tiên số 1, nhất là khi bối cảnh phim trường “Kong” hết hiệu ứng và không còn“sốt” nữa, thì việc dỡ bỏ phim trường là cần thiết để bảo tồn di sản!

Anh Hoàng Minh, Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Ninh Bìnhcho hay: Ninh Bình là vùng đất Cố đô có giá trị lịch sử, văn hóa, đặc biệt sởhữu Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vàthiên nhiên thế giới. Để thu hút du khách, Ninh Bình cần quảng bá những vẻ đẹp,giá trị riêng, độc đáo chứ không chỉ riêng phim trường Kong.

Phim trường Kongđã “hoàn thành” sứ mệnh của mình là quảng bá, giới thiệu hình ảnh, cảnh quancủa Ninh Bình đến với nhiều du khách nước ngoài. Khi hiệu ứng của bộ phim bomtấn này đã “hạ nhiệt” thì nên tháo dỡ, để tránh ảnh hưởng đến cảnh quan thiênnhiên. Phát triển du lịch, thu hút du khách, Ninh Bình cần tận dụng và phát huynhững thế mạnh về lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của mình.

Được biết, việc tháo dỡ phim trường phù hợp với kế hoạch củatỉnh Ninh Bình về lâu dài là biến khu vực phim trường này thành nơi phục dựngmột làng Việt cổ - một dạng bảo tàng ngoài trời dựng lại mô hình người tiền sửvà quá trình tiến hóa, thích ứng của con người tại Quần thể danh thắng Tràng Annói riêng và tại khu vực Đông Nam á nói chung.

Bài, ảnh:Nguyễn Minh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thao-do-phim-truong-konghanh-dong-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-20190924093836610p3c23.htm