Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, ngày 17-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, ngày 17-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về điềchỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã giải trình làm rõ các nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm.
Về điều chỉnh nguồn vốn của Chương trình, Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh nguồn vốn để phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình triển khai.
Liên qua đến nguồn vốn của Chương trình sẽ lấy từ đâu? và có đội vốn hay không?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, nguồn vốn để thực hiện Chương trình là hơn 4.000 tỷ đồng được phân bổ trong tổng nguồn vốn Quốc hội đã phê duyệt.
Về tiến độ thực hiện Chương trình trong bối cảnh còn hơn một năm, dẫn báo cáo của các địa phương, các ngành chủ quản, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, các danh mục công trình được lựa chọn chủ yếu là cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị với quy mô nhỏ, thời gian ngắn, có thể tiến hành đổi ngay. Do vậy, nếu sau khi Quốc hội đồng ý điều chỉnh nội dung này các địa phương sẽ lựa chọn và tổ chức thực hiện, các địa phương đều cam kết khả năng bảo đảm hoàn thành đến năm 2025.