Thảo luận báo cáo tổng kết công tác năm 2020 của một số ngành

Tiếp tục ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, sáng 26/10, Quốc hội đã nghe các báo cáo và thảo luận cho ý kiến vào báo cáo tổng kết công tác năm của các ngành Công an, Viện KSND tối cao; Thi hành án; Thanh tra Chính phủ.

 Các đại biểu Quốc hội và các cơ quan Khối Tư pháp tham dự kỳ họp tại điểm cầu tỉnh ta. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày cáo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020; Chánh án TAND tối cao trình bày báo cáo công tác năm của ngành; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo về công tác thi hành án năm 2020; Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020. Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về báo cáo của các ngành, thảo luận trực tuyến, các đại biểu cho rằng, các báo cáo đã phản ánh đầy đủ kết quả các mặt công tác, chỉ tiêu đạt được, những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đại biểu tập trung thảo luận về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm năm 2020, những vấn đề vi phạm pháp luật và tội phạm nổi lên mà dư luận xã hội, cử tri quan tâm. Đánh giá kết quả công tác điều tra các vụ án hình sự, việc chấp hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong công tác điều tra. Về công tác của ngành Kiểm sát, Tòa án, đại biểu tập trung cho ý kiến về công tác thực hành quyền công tố, điều tra, thi hành án, chất lượng tranh tụng, công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; việc giải quyết xét xử các vụ án, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp hành chính của TAND các cấp. Đối với công tác thi hành án, việc chỉ đạo tổ chức thi hành các dự án trọng điểm có giá trị tài sản lớn, liên quan đến các tổ chức tín dụng, án kinh tế, tham nhũng; các giải pháp xử lý án dân sự tồn đọng nhiều năm. Về thi hành án hình sự, công tác giam giữ, giáo dục, quản lý, cải tạo phạm nhân, tình trạng phạm nhân vi phạm tại các cơ sở giam giữ... Các đại biểu Quốc hội đánh giá rõ tình hình tham nhũng hiện nay về tính chất, mức độ, hậu quả so với các giai đoạn trước và năm 2019; thực trạng công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vừa qua, kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, bất cập; trách nhiệm của các bộ, ngành các cấp, cơ quan tổ chức, đơn vị; đánh giá tính khả thi, hiệu quả của những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống tham nhũng trong năm 2021 và những năm tiếp theo... Trước đó, thứ Bảy, ngày 24/10, ngày làm việc thứ 5 của Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến vào một số điểm còn có ý kiến trái chiều đối với dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra đối với dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Cùng với đó, các đại biểu đã nghe và thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Đ.H

Các đại biểu Quốc hội và các cơ quan Khối Tư pháp tham dự kỳ họp tại điểm cầu tỉnh ta. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an đã trình bày cáo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020; Chánh án TAND tối cao trình bày báo cáo công tác năm của ngành; Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày báo cáo về công tác thi hành án năm 2020; Tổng Thanh tra Chính phủ trình bày báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020. Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về báo cáo của các ngành, thảo luận trực tuyến, các đại biểu cho rằng, các báo cáo đã phản ánh đầy đủ kết quả các mặt công tác, chỉ tiêu đạt được, những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đại biểu tập trung thảo luận về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm năm 2020, những vấn đề vi phạm pháp luật và tội phạm nổi lên mà dư luận xã hội, cử tri quan tâm. Đánh giá kết quả công tác điều tra các vụ án hình sự, việc chấp hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong công tác điều tra. Về công tác của ngành Kiểm sát, Tòa án, đại biểu tập trung cho ý kiến về công tác thực hành quyền công tố, điều tra, thi hành án, chất lượng tranh tụng, công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; việc giải quyết xét xử các vụ án, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp hành chính của TAND các cấp. Đối với công tác thi hành án, việc chỉ đạo tổ chức thi hành các dự án trọng điểm có giá trị tài sản lớn, liên quan đến các tổ chức tín dụng, án kinh tế, tham nhũng; các giải pháp xử lý án dân sự tồn đọng nhiều năm. Về thi hành án hình sự, công tác giam giữ, giáo dục, quản lý, cải tạo phạm nhân, tình trạng phạm nhân vi phạm tại các cơ sở giam giữ... Các đại biểu Quốc hội đánh giá rõ tình hình tham nhũng hiện nay về tính chất, mức độ, hậu quả so với các giai đoạn trước và năm 2019; thực trạng công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vừa qua, kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, bất cập; trách nhiệm của các bộ, ngành các cấp, cơ quan tổ chức, đơn vị; đánh giá tính khả thi, hiệu quả của những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống tham nhũng trong năm 2021 và những năm tiếp theo... Trước đó, thứ Bảy, ngày 24/10, ngày làm việc thứ 5 của Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận cho ý kiến vào một số điểm còn có ý kiến trái chiều đối với dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); nghe các tờ trình và báo cáo thẩm tra đối với dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Cùng với đó, các đại biểu đã nghe và thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Đ.H

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/146663/thao-luan-bao-cao-tong-ket-cong-tac-nam-2020-cua-mot-so-nganh.htm