Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức 'Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay'.

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL; ông Trương Bốn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu là đại diện các thành viên Tổ giúp việc của Tổ công tác và đại diện Sở Tư pháp các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai.

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL; ông Trương Bốn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Nam đồng chủ trì Hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL; ông Trương Bốn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Nam đồng chủ trì Hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Hội thảo nhằm trao đổi thảo luận, cho ý kiến đối với các văn bản QPLP do các bộ, ngành thực hiện. Trong đó, tập trung đánh giá, xử lý kết quả rà soát tại các văn bản QPPL đã được sửa đổi bổ sung, thay thế trong thời gian qua. Đồng thời nắm bắt tình hình xử lý các văn bản còn lại. Qua đó, đánh giá tính chính xác, hợp lý của kết quả rà soát cũng như đánh giá việc kết nối của các khâu đoạn, chương trình xây dựng thi hành pháp luật.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Nguyễn Duy Thắng cho hay, bám sát yêu cầu, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2020 đến nay, Tổ công tác đã lựa chọn, chỉ đạo việc tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu đối với nhiều chuyên đề, lĩnh vực pháp luật.

Các đại biểu đại diện Sở Tư pháp các tỉnh, thành tham dự hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Các đại biểu đại diện Sở Tư pháp các tỉnh, thành tham dự hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Đồng thời, các bộ, ngành cũng đã thực hiện nhiều đợt rà soát theo chỉ đạo của Tổ công tác. Trên cơ sở kết quả thực hiện, Tổ công tác đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan xây dựng báo cáo và đề xuất xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian vừa qua, việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả xử lý văn bản QPPL theo kết quả rà soát của Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện đã được Tổ công tác đưa vào nhiệm vụ hàng năm. Tuy nhiên, việc theo dõi, đánh giá mới chỉ được kiểm đếm theo đầu văn bản mà chưa xem xét, đánh giá được chi tiết việc xử lý các nội dung, quy định pháp luật đã được Tổ công tác kiến nghị xử lý.

“Hiện nay, hệ thống văn bản QPPL của nước ta tương đối nhiều, cấp Trung ương có khoảng độ 9.000 văn bản, địa phương hơn 50.000 văn bản do rất nhiều cơ quan ban hành. Với hệ thống văn bản do nhiều cơ quan, nhiều cấp ban hành, nhiều hình thức văn bản thì không thể tránh khỏi việc mâu thuẫn chồng chéo, bất cập, không phù hợp. Điều này đã được lãnh đạo Nhà nước nhìn nhận và ban hành các nghị quyết chỉ đạo tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, tính thống nhất đồng bộ, tính khả thi được đặt lên hàng đầu”, ông Thắng chia sẻ.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Nguyễn Duy Thắng phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Nguyễn Duy Thắng phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Để đánh giá được đầy đủ, chính xác việc xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc, không phù hợp của quy định pháp luật đã được chỉ ra, Tổ công tác đã đề nghị các bộ, cơ quan báo cáo kết quả chi tiết việc xử lý kết quả rà soát đã được Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay.

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự Hội thảo phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung thảo luận, phát biểu trực tiếp về một số vấn đề như đánh giá về tính chính xác của việc xử lý các nội dung, quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được Tổ công tác, các bộ, ngành chỉ ra tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Đại diện Sở Tư pháp Quảng Nam trình bày ý kiến tại hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Đại diện Sở Tư pháp Quảng Nam trình bày ý kiến tại hội thảo. (Ảnh: Công Huy).

Trong đó, nhiều đại biểu đặc biệt lưu ý các nội dung còn có ý kiến khác nhau về việc xác định kết quả xử lý văn bản. Qua đó, các bộ, cơ quan cung cấp, thông tin đầy đủ về các nội dung còn thiếu tại các phụ lục thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình. Cập nhật tình hình xử lý các văn bản, trong đó lưu tâm đến các văn bản có kế hoạch xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong năm 2024.

Đồng thời, các đại biểu nêu những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó có những kiến nghị, đề xuất tổ công tác tham mưu Thủ tướng Chính phủ.

Vân Anh - Công Huy

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/thao-luan-danh-gia-viec-xu-ly-ket-qua-ra-soat-van-ban-qppl-thuc-hien-tu-nam-2020-den-nay-post535503.html