THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: QUY ĐỊNH RÕ HƠN VỀ VIỆC ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN QUỐC GIA

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng cần quy định rõ hơn về việc đấu giá trực tuyến trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia; công khai minh bạch thông tin đấu giá tài sản; thông tin trao đổi với người đấu giá...

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 1.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 1.

Thực hiện chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 08/11, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Thảo luận tại Tổ 1 gồm Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội. Đa số các đại biểu thống nhất với những nội dung của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sau hơn 05 năm thi hành Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Theo các ĐBQH, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo hướng công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các loại tài sản đấu giá nhưng vẫn bảo đảm tính đặc thù của một số loại tài sản đấu giá cụ thể trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Đấu giá tài sản; nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động đấu giá tài sản. Bên cạnh đó là tăng cường trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; bảo đảm sự thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đấu giá tài sản và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận.

Nhất chí với các nội dung đưa ra trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản nhưng đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định rõ ràng, chi tiết hơn về việc xử lý nhà đầu tư trúng thầu một dự án nhưng lại “bỏ của chạy lấy người”. Bởi nếu khi nhà đầu tư trúng thầu rồi sau đó không đặt cọc mà bỏ thầu thì sẽ gây thất toát lớn đến việc đầu tư cho dự án, làm mất niềm tin của các nhà đầu tư chân chính khác.

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần quy định rõ hơn về việc đấu giá trực tuyến trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia để bảo đảm tính khả thi, trong đó chú ý việc xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm các yếu tố kỹ thuật, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.

Các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội tham dự phiên thảo luận.

Các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội tham dự phiên thảo luận.

Tại khoản 4, điều 5, đại biểu đề nghị Quy định ngày làm việc để tính thời hạn thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá quy định tại Luật này là các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy trong tuần (trừ các ngày lễ, Tết theo quy định) để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng thực hiện. (hiện quy định từ thứ 2 đến thứ 6 nhưng các cơ quan vẫn bố trí làm việc cả ngày thứ 7).

Trong Điều 39 cần quy định cụ thể và cần nâng mức tiền đặt trước trong đấu giá lên, bởi theo đại biểu Nguyễn Thị Lan người thật sự có nhu cầu thì họ cơ bản có đủ tiền để mua. Việc nâng mức đặt giá được coi là giải pháp hạn chế những trường hợp nộp hồ sơ để thông đồng “dìm giá”.

Tại khoản 3, điều 34, đại biểu Nguyễn Thị Lan đề nghị quy định cụ thể Tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá tại trụ sở Tổ chức đấu giá tài sản cho phù hợp. Vì việc Tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về Đấu giá tài sản là rất khó thực hiện, gây tốn kém cho các Tổ chức đấu giá tài sản.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan.

Nêu quan điểm về việc đấu giá tài sản, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, tinh thần sửa đổi Luật cần chặt chẽ tránh để nhà đầu tư, người dân lợi dụng để trục lợi. Theo đó, cần công khai minh bạch từ thông tin đấu giá tài sản, thông tin trao đổi với người đấu giá. Ngoài ra, trong dự án Luật phải có điều cấm tiết lộ thông tin về người đấu giá, người có tài sản và tổ chức đấu giá.

Để tránh trục lợi trong hoạt động đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng tiền đặt cọc đấu giá tài sản lên. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu đặt cọc tài sản cao thì có thể hạn chế số người tham gia đấu giá. Vì vậy, tư cách của người đấu giá rất quan trọng nên tổ chức đấu gia phải chứng minh tài sản đảm bảo của người tham gia đấu giá. Còn với hình thức đấu giá trực tuyến ngày càng phổ biến, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, trong dự án Luật cần có quy định những tài sản nào cần đưa vào đấu giá trực tuyến nhằm tránh bị trục lợi.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.

Trong khuôn khổ tại phiên thảo luận, các ĐBQH tại Tổ 1 còn thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (CNQPAN và ĐVCN). Đa số các ĐBQH nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển CNQPAN và ĐVCN; khắc phục những hạn chế, bất cập sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (CNQP), 20 năm thực hiện Pháp lệnh ĐVCN và thực tiễn phát triển công nghiệp an ninh từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay; nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

 Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu kết luận phiên thảo luận.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu kết luận phiên thảo luận.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cảm ơn và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các ĐBQH đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Tổ Thư ký của Đoàn sẽ tiếp thu tối đa và tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp của các ĐBQH để hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội đóng góp tại Phiên thảo luận ở Hội trường sắp tới.

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận của Tổ 1:

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 1.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 1.

Các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội tham dự phiên thảo luận.

Các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội tham dự phiên thảo luận.

Đại biểu Quốc hội Khuất Việt Dũng đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Khuất Việt Dũng đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đại biểu Phạm Đức Ấn nêu quan điểm về việc ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào đấu giá tài sản.

Đại biểu Phạm Đức Ấn nêu quan điểm về việc ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng vào đấu giá tài sản.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nhất trí cao với việc sửa đổi dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nhất trí cao với việc sửa đổi dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

 Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu kết luận phiên thảo luận./.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu kết luận phiên thảo luận./.

Bích Lan - Trọng Quỳnh

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=81922