THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIỆC TỔ CHỨC KỲ HỌP BẤT THƯỜNG KHÔNG CHỈ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH MÀ CÒN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC PHIÊN CHẤT VẤN

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tổ chức kỳ họp bất thường là không chỉ để giải quyết những vấn đề cấp bách, gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội mà còn nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp của Quốc hội, dự án Luật cũng như các phiên chất vấn.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 3: VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ Y TẾ XIN NGHỈ VIỆC GIA TĂNG KHÔNG CHỈ DO MỨC LƯƠNG, PHỤ CẤP THẤP

THẢO LUẬN TỔ 2: NỘI QUY KỲ HỌP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG CHUYÊN NGHIỆP, BÀI BẢN

THẢO LUẬN TẠI TỔ 15: CẦN QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN CÁC NỘI DUNG DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN (SỬA ĐỔI)

Chiều ngày 24/10, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Thảo luận ở Tổ 3 gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Gia Lai, Ninh Thuận.

Tại Phiên họp, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết phải có Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và quan tâm cho ý kiến vào việc tổ chức kỳ họp bất thường bên cạnh kỳ họp thường lệ, kéo dài thời gian phiên họp thảo luận, đẩy nhanh thời gian gửi tài liệu tới đại biểu Quốc hội, biểu quyết tại kỳ họp...

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 3.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) có đề cập về kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường. Tuy nhiên, trong Nghị quyết cần quy định rõ việc tổ chức kỳ họp bất thường chỉ để dành giải quyết, quyết định những vấn đề, nội dung cấp bách, cần giải quyết ngay. Chứ không nên tổ chức kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề mà đáng lẽ ra cơ quan soạn thảo dự án Luật sẽ trình ở kỳ họp thường lệ.

Trong một phiên thảo luận đối với một dự án Luật nào đó, nếu có nhiều đại biểu cho ý kiến và thảo luận sâu về nội dung dự án Luật có thể kéo dài thời gian phiên thảo luận. Tuy nhiên, thời gian kéo dài phiên thảo luận không nên quá 30 phút.

Nêu quan điểm về việc tổ chức kỳ họp bất thường, đại biểu Phạm Thúy Chinh- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang thống nhất cao với việc Quốc hội tổ chức kỳ họp này bên cạnh kỳ họp thường lệ. Việc tổ chức kỳ họp bất thường không chỉ để giải quyết những vấn đề cấp bách, gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội mà còn nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp của Quốc hội nói chung và nâng cao chất lượng dự án Luật nói riêng cũng như để những kỳ họp bất thường trở thành bình thường, gắn với ý thức trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội khi tham gia thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật. Việc tổ chức kỳ họp bất thường bên cạnh kỳ họp thường lệ cũng góp phần cải tiến hoạt động chất vấn của Quốc hội.

 Đại biểu Phạm Thúy Chinh- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang phát biểu ý kiến.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh- Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang phát biểu ý kiến.

Để nâng cao chất lượng của các dự án Luật tại mỗi kỳ họp, đại biểu Phạm Thúy Chinh cho rằng, cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật cần đẩy nhanh việc gửi tài liệu tới các đại biểu Quốc hội để có thời gian nghiên cứu, góp ý và đề xuất.

Đối với phần tranh luận của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp, đại biểu Phạm Thúy Chinh nêu quan điểm, đại biểu tranh luận chỉ nên tận dụng thời gian tranh luận để cần làm rõ những nội dung, vấn đề mà đại biểu trước đó đã nêu tại Kỳ họp, chứ không nên phát biểu ý kiến về nội dung mà đại biểu chuẩn bị.

Về biểu quyết tại Kỳ họp là vấn đề cần được quan tâm sát sao hơn bởi mỗi sự bấm nút thông qua dự án Luật hay đồng ý với một Nghị quyết, vấn đề nhân sự đều rất hệ trọng đến quá trình để Luật đi vào thực tiễn cuộc sống cũng như lựa chọn người nào thực sự xứng đáng vào bộ máy Nhà nước. Cho nên nếu biểu quyết thông qua hệ thống điện tử thì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải thống nhất, cập nhật và đồng bộ, tránh để sai sót, gặp sự cố khi đại biểu ấn nút biểu quyết.

Dự thảo Nghị quyết nên quy định rõ hơn đối với sự vắng mặt của đại biểu Quốc hội

Cho ý kiến về phiên họp toàn thể của Kỳ họp Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn nêu ý kiến là có những phiên họp không hề có sự thảo luận về một dự án Luật nào đó mà chỉ có thành viên Chính phủ và đại diện cơ quan thẩm tra đọc báo cáo. Như vậy, có được gọi là phiên họp toàn thể của Kỳ họp Quốc hội không thì đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) nêu rõ hơn.

Về thời gian phát biểu lần 1 tại hội trường của đại biểu là 7 phút, lần thứ hai là 3 phút nhưng nếu có nội dung chuyên sâu đại biểu muốn phát biểu thêm thì có thể điều chỉnh không quá 5 phút cho 1 lần phát biểu. Còn nếu như trong phiên họp cho ý kiến về một dự án Luật nào đó mà có nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm, đóng góp ý kiến và có nhiều tranh luận thì có thể kéo dài phiên họp đó với thời gian là 60 phút. Ngoài ra, trong Kỳ họp có những cuộc họp của các Ủy ban thì sẽ thiếu đại biểu tham dự thì trong Nghị quyết cần đưa ra quy định cụ thể để không ảnh hưởng tới chất lượng của Kỳ họp.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận nêu quan điểm.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận nêu quan điểm.

Về việc điểm danh sự tham dự của đại biểu Quốc hội tại mỗi phiên họp trong Kỳ họp Quốc hội, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng, trong dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) cần có quy định đối với với những trường hợp bất thường như đại biểu không kịp thông báo vắng mặt vì lý do có việc đột xuất, sức khỏe của bản thân và gia đình có sự bất thường...

Theo đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, việc đại biểu xin phép vắng mặt tại Phiên họp thì có thể thông báo với Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh đó. Tiếp theo, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh có thể báo cáo lại với Tổng thư ký Quốc hội, chứ không nhất thiết là đại biểu báo cáo với Tổng thư ký Quốc hội.

Ngoài ra, việc tổ chức kỳ họp trực tiếp hay trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến cũng cần quy định rõ hơn trong dự thảo Nghị quyết và phụ thuộc vào tình hình thực tiễn...

Trong khuôn khổ Phiên họp Tổ, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 3 còn cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Theo đó, các đại biểu thống nhất cao với nội dung được đưa ra đối với dự án Luật; đồng thời cho rằng để phòng chống rửa tiền hiệu quả thì cần kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động mua bán, giao dịch điện tử, trao đổi qua mạng Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại, mua bán các loại hàng hóa, vật liệu đã được đưa vào danh mục hàng hóa bị cấm.../.

Một số hình ảnh tại Phiên họp Tổ 3:

Toàn cảnhPhiên thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận tại Tổ 3.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận tại Tổ 3.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, trong một phiên thảo luận đối với một dự án Luật nào đó, nếu có nhiều đại biểu cho ý kiến và thảo luận sâu về nội dung dự án Luật thì có thể kéo dài thời gian phiên thảo luận. Tuy nhiên, thời gian kéo dài phiên thảo luận không nên quá 30 phút.

Đại biểu Đinh Ngọc Quý - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho ý kiến vào việc tổ chức phiên họp kín và công khai tại Kỳ họp Quốc hội. Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề cập về quyền hạn phát biểu và tranh luận của đại biểu.

Đại biểu Phan Xuân Dũng- Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho ý kiến vào nội dung của Kỳ họp Quốc hội.Đại biểu Hoàng Duy Chinh - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề cập tổng quan về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Bích Lan-Trọng Quỳnh

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=69772