Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản chiều 5/11, các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan đến quy định về quyền ưu tiên với các tổ chức cá nhân thăm dò khoáng sản.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, đấu thầu được sửa đổi được đánh giá là cải cách lớn, giúp giải phóng nguồn lực đầu tư.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nâng độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên để tương thích với Bộ Luật Lao động, trong đó tuổi nghỉ hưu cấp tướng là 62 tuổi.
Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 26/10, nhiều đại biểu Quốc hội tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 hoàn toàn khả thi.
Ngày 3/10, các ĐBQH đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Ninh Thuận đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Phước Tiến (Bác Ái) và xã Phước Sơn (Ninh Phước) trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Chiều 13/8, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn từ năm 2021 đến 6/2024. Đồng chí Nguyễn Long Biên, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết của ĐBQH Nguyễn Văn Thuận – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về 'Hoàn thiện các quy định pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam'.
Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội và chính sách tiền lương sau khi nghỉ hưu cho phù hợp với đặc thù của lực lượng vũ trang.
Theo ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội, việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo trình tự, thủ tục rút gọn; trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024) là cần thiết nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.
Thời gian gần đây, giá nhà đất, đặc biệt nhà chung cư ở các thành phố lớn tăng cao đột biến nên đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu muốn sở hữu nhà ở của người có thu nhập thấp và phần nào cũng tác động đến dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với bất cập này, nhiều ĐBQH nêu quan điểm, cần có sự phân tích để tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp căn cơ khắc phục tình trạng này.
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa qua, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, đây là đạo luật rất quan trọng, liên quan tới công tác phòng, chống mua bán người, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua, bán người, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người... Do đó, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã dành nhiều sự quan tâm, tập trung thảo luận về các nội dung trọng tâm của dự án Luật.
Sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Nhiều ĐBQH nhận định, đây là kỳ họp có nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Quốc hội và là kỳ họp bản lề giúp các ĐBQH có cơ sở tiếp tục giám sát những lời hứa, việc làm của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan...
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Nạn nhân bị mua bán chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới ở độ tuổi trẻ em hoặc lứa tuổi 19 - 20 tuổi. Vì vậy, việc tuyên truyền cần tập trung vào đối tượng và hình thức phù hợp, hiệu quả.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, cần có sự nghiên cứu phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, khu vực biên giới trong thực hiện công tác phòng, chống mua bán người cũng như hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người.
Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là quy định về người làm công tác xã hội tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Các ý kiến đề nghị cần bổ sung quy định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên để đảm bảo đầy đủ và phù hợp hơn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng đề nghị quy định bổ sung 2 lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là: 'Công an xã và Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở' trong dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Tại Phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, các ĐBQH Tổ 12 đề nghị Chính phủ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn để 4 luật trên sớm có hiệu lực thi hành
Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các ĐBQH tại Tổ 12 nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo dự án Luật cần nghiên cứu để có quy định cụ thể hơn về điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với nhà ở. Đặc biệt là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh nhằm quản lý chặt chẽ hơn, góp phần hạn chế những vụ cháy.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đại biểu Chamaleá Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận nêu quan điểm: Chính sách cho người tham gia chữa cháy cứu nạn, cứu hộ cần được quy định luôn trong Luật, hoặc dẫn chiếu thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Bên cạnh đó là hạn chế việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật vừa tốn kém về ngân sách và thời gian...
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều ĐBQH tại Tổ 12 cho rằng, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật nên bổ sung đánh giá tác động, điều kiện bảo đảm về nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Trong Phiên thảo luận tại Tổ 12, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đã có ý kiến đóng góp về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)...
Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), đa số các ĐBQH Tổ 12 đồng thuận với việc cần bố trí ngân sách hàng năm cho công tác phòng chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Đặc biệt, Ban soạn thảo dự án Luật cần nghiên cứu, chú ý bổ sung chính sách ưu tiên hỗ trợ đến đối tượng, nạn nhân bị mua bán là phụ nữ và trẻ em.
Chiều 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai toàn diện các mặt công tác. Trong đó, đối với hoạt động xây dựng pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ chú trọng việc lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành chuyên môn tại địa phương; chú trọng việc lồng ghép giữa hoạt động giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri với hoạt động xây dựng pháp luật…
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, với tinh thần chủ động, không ngừng đổi mới, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch công tác, được cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Dấu ấn đổi mới trong từng lĩnh vực hoạt động của Đoàn đã góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của Quốc hội, xứng đáng với trọng trách được cử tri giao phó.
Theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ năm, sáng 18/01 tại phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tại phiên thảo luận Tổ về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu tán thành cao sự cần thiết ban hành nghị quyết đồng thời nhấn mạnh, cơ chế, chính sách đặc thù cần quy định chặt chẽ tránh trục lợi chính sách trong quá trình thực hiện.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành nghị quyết. Đồng thời, đề nghị trong thiết kế các chính sách cần đảm bảo linh hoạt, dễ thực hiện, bởi thời gian thực hiện các chương trình mục tiêu không còn nhiều.
Sáng 16/01, tiếp tục Chương trình kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025… Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí cao sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.
Ngày 14/12, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 1) gồm các đồng chí: Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chamaleá Thị Thủy, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy có buổi tiếp xúc cử tri xã Hộ Hải (Ninh Hải) và xã Phước Kháng (Thuận Bắc).
Chiều 27/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ năm 2011. Tuy nhiên, đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung giao quy định chi tiết, bảo đảm yêu cầu luật hóa tối đa các nội dung đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm và phát huy hiệu quả trên thực tế; quy định rõ thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bổ sung các hoạt động chỉnh lý tài liệu, bảo quản tài liệu lưu trữ và số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ.
Phát biểu tại phiên họp sáng 22/11, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận bày tỏ tán thành cao với Báo cáo về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra Quốc hội…
Để góp phần đẩy nhanh, nâng cao chất lượng xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các ĐBQH đề xuất một số giải pháp như: giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh việc rà soát, lập danh sách vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài ở một số địa phương; nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền...
Sáng 10/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Thảo luận tại Tổ 10, các đại biểu đề nghị rà soát và đánh giá tác động kỹ lưỡng đối với quy định mới được bổ sung tại các dự án Luật.
Chiều 09/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 10, đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng đối với một số nội dung, chính sách mới được quy định tại dự thảo nhằm đảm bảo tính khả thi trên thực tiễn.
Chiều 08/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Chiều 8/11, góp ý tại Phiên thảo luận Tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đề nghị, cần đảm bảo tính thống nhất, tương thích giữa dự án Luật này và các luật liên quan, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng trong thực tiễn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã dành một buổi để thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết cơ chế đặc thù đầu tư dự án giao thông đường bộ.
Chiều 2/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 10, các đại biểu thống nhất với sự cần thiết phải xem xét, sửa đổi toàn diện để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đồng thời đề nghị, cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi đối với một số quy định được đề xuất tại dự thảo Luật.
Đại biểu Chamaleá Thị Thủy đề nghị cần đầu tư nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa vào yếu tố con người, quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, xây dựng chính sách phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, khơi dậy sức mạnh dân tộc...
Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Chamaleá Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng, tình hình thế giới đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Chính phủ cần giải pháp điều hành linh hoạt và quyết liệt hơn nữa, tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, trước hết cần đầu tư hiệu quả vào yếu tố con người.
Thảo luận sáng 1/11 về giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước cần đồng hành với doanh nghiệp nông nghiệp, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, để hóa giải những thách thức gặp phải.
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm.
Chiều 27/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về việc điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết 53/2017/QH14 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Chiều 27/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Góp ý về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có giải pháp phù hợp kịp thời tháo gỡ, giải quyết dứt điểm những khó khăn, nút thắt trong phát triển giáo dục, y tế.
Cần có các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm, để không làm phát sinh các vấn đề nan giải.
Sáng 24/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về 06 nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước,… Thảo luận tại Tổ 10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đề ra, trong đó lưu ý đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngày 28.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Thuận (Đơn vị bầu cử số 1) đã tiếp xúc cử tri (TXCT) xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc sau Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV.
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 24/6, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự thống nhất về sự cần thiết ban hành luật trên cơ sở sáp nhập ba lực lượng với các cơ sở chính trị, đây là nhu cầu thực tiễn mà Tờ trình Chính phủ đã nêu.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV đã kết thúc tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và thẳng thắn. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nội dung phiên chất vấn đã bám sát những vấn đề nóng trong tình hình kinh tế xã hội, đồng thời bày tỏ kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa của phiên chất vấn sẽ tạo nhiều chuyển biến tích cực trên thực tế, đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân.