THẢO LUẬN TỔ 10: TÁN THÀNH CHO PHÉP KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN HẾT NĂM 2024

Chiều 27/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Toàn cảnh Phiên họp Tổ 10

Toàn cảnh Phiên họp Tổ 10

Thảo luận tại Tổ 10, gồm 03 Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Ninh Thuận, Bạc Liêu. Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải điều hành nội dung phiên thảo luận.

Tổng mức đầu tư Dự án được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 53/2017/QH14 là 22.938 tỷ đồng. Diện tích đất thu hồi là 5.399,35ha. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021.

Theo Tờ trình của Chính phủ, giảm tổng mức đầu tư dự án từ 22.938 tỷ đồng xuống 19.207,504 tỷ đồng (giảm 3.730,496 tỷ đồng); giảm diện tích đất thu hồi từ 5.399,35ha xuống 5.317,35 ha (giảm 82ha). Trong đó, diện tích đất của Dự án Sân bay Long Thành là 5.000ha; diện tích đất khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn là 284,7 ha (tăng 2,35ha); tăng diện tích đất tái lập hạ tầng ngoài ranh giới Cảng hàng không 32,65ha. Tiếp đó, giảm không thực hiện đầu tư đối với diện tích đất Phân khu III - Khu dân cư, tái định cư Bình Sơn 97ha và giảm diện tích đất khu nghĩa trang 20ha.

Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024; bổ sung nội dung bố trí tái định cư các hộ dân do thu hồi đất để thực hiện đầu tư hai tuyến giao thông kết nối T1, T2 vào Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Thảo luận về nội dung này, các đại biểu cho rằng, Hồ sơ đề nghị điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần có rà soát toàn diện, đánh giá tổng thể, bảo đảm tính thống nhất và khả năng hoàn thành dự án.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Cơ bản đồng tình với nội dung tại Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu đánh giá cao sự chủ động cũng như nỗ lực của tỉnh Đồng Nai.

Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn để đảm bảo thực hiện dự án giai đoạn 1 đến năm 205 hoàn thành với điều kiện giải pháp mặt bằng năm 2021, nhưng tới năm 2024 mới hoàn thành. Vậy, “liệu rằng giao mặt bằng xong trong năm 2024 thì năm 2025 có hoàn thành tiến độ hay không?”, đại biểu đặt câu hỏi. Vì vậy, đại biểu kiến nghị, Chính phủ cần có đánh giá, báo cáo một cách tổng thể hơn để đảm bảo giải quyết triệt để những vướng mắc, đảm bảo hoàn thành triển khai dự án giai đoạn 1.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Cùng quan điểm, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương– Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng, việc kiến nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Sáu nội dung “cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và giải ngân số vốn 2.510,372 tỷ đồng (trong đó bao gồm 1.543,623 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn năm 2021 và 966,749 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn năm 2020) đến hết năm 2024” là phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội.

Theo đại biểu đây là dự án lớn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ban ngành,thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong triển khai do yếu tố khách quan từ dịch bệnh ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, đại biểu nhất trí điều chỉnh thời gian thực hiện dự án kéo dài thời gian bố trí vốn đến năm 2024

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương cũng thể hiện sự nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết.

Liên quan đến tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), đại biểu cho rằng, việc đề nghị tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư PPP đầu tư không quá 70% là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Có thể thấy khi thực hiện các dự án giao thông đường bộ, chi phí để thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm tổng mức đầu tư rất lớn. Do đó, nếu không tăng nguồn vốn đầu tư của nhà nước thì cũng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế có nêu “thực tế triển khai thời gian qua cho thấy các dự án giao thông PPP gặp khó khăn nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách của Nhà nước thiếu ổn định nhưng chưa có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư một cách thỏa đáng...”. Vì vậy, đại biểu tỉnh Ninh Thuận bày tỏ băn khoăn “cơ chế, chính sách thiếu ổn định là những cơ chế, chính sách nào?”. Qua đó, đề nghị Ủy ban Kinh tế cần tăng cường giám sát về những bất cập, hạn chế liên quan đến cơ chế, chính sách cho hình thức đầu tư PPP để làm rõ còn những khó khăn nào để kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, từ đó có những điều chỉnh, tăng hiệu quả của các dự án giao thông PPP.

Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Tham gia góp ý tại phiên thảo luận về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ., đại biểu Nguyễn Văn An – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị, để chính sách đặc thù sớm được triển khai trên thực tế tại các địa phương có dự án, cần xem xét bổ sung quy định trong dự thảo Nghị quyết về việc giao Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn về Hồ sơ đăng ký; Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký, xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án được thí điểm.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Văn An cũng đề nghị rà soát, xem xét thời gian tổng kết thực hiện Nghị quyết tại khoản 1 Điều 9 của dự thảo Nghị quyết (năm 2026) cho phù hợp với thời gian dự kiến khởi công - hoàn thành các dự án được thí điểm chính sách đặc thù.

Một số hình ảnh tại Phiên họp Tổ 10:

Toàn cảnh Phiên họp Tổ 10

Toàn cảnh Phiên họp Tổ 10

 Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải điều hành nội dung phiên thảo luận

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải điều hành nội dung phiên thảo luận

Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận tham dự phiên thảo luận tại Tổ 10

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải điều hành nội dung phiên thảo luận

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải điều hành nội dung phiên thảo luận

Phiên thảo luận tại Tổ 10 vào chiều 27/10./.

Phiên thảo luận tại Tổ 10 vào chiều 27/10./.

Lê Anh - Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=81457