THẢO LUẬN TỔ 2: NỘI QUY KỲ HỌP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG CHUYÊN NGHIỆP, BÀI BẢN

Chiều 24/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham gia phiên thảo luận tại Tổ 2.

THẢO LUẬN TỔ 2: CHÍNH PHỦ CẦN CÓ GIẢI PHÁP CĂN CƠ ĐỂ THÁO GỠ NHỮNG BẤT CẬP TRONG HỆ THỐNG Y TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 2.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 2.

Tổ 2 gồm 28 đại biểu của Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh. Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì nội dung thảo luận tổ.

Thảo luận tại Tổ 2, đa số các đại biểu đồng tình, đánh giá cao Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và nhấn mạnh đến sự cần thiết ban hành Nghị quyết này. Nội quy đã cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với nhiều quy trình, thủ tục mới được cập nhật, quy định cụ thể. Việc thực hiện Nội quy đã góp phần thúc đẩy hoạt động của Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, bài bản và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các kỳ họp Quốc hội.

Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), gồm 3 chương với 57 điều (tăng 01 điều so với Nội quy hiện hành), trong đó, bổ sung 09 điều, sửa đổi 43 điều, kế thừa nguyên văn 05 điều.

Góp ý vào nội dung này, Điều 1 quy định kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường, đại biểu Trần Kim Yến đề nghị nên suy nghĩ lại về tên gọi và cách dùng từ “bất thường”. Đại biểu nêu ví dụ, có thể gọi là kỳ họp thường lệ và kỳ họp không thường lệ, không nên dùng từ “bất thường” để tránh sự suy diễn.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì nội dung thảo luận tổ.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì nội dung thảo luận tổ.

Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp (Điều 3), đại biểu Trần Kim Yến đề nghị bổ sung các đại biểu Quốc hội tham gia các phiên họp, kỳ họp của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Bởi đây cũng là trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, ngoài việc tham gia các phiên họp, kỳ họp của Quốc hội. Bên cạnh đó, đại biểu cũng thống nhất danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt cũng cần được ghi vào biên bản cuộc họp để nâng cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Tại Điều 5 khoản 1 có ghi “Chủ tịch Quốc hội hoặc các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp, đại biểu Trần Kim Yến băn khoăn Chủ tọa phiên họp và Chủ tịch Quốc hội hoặc các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có gì khác nhau hay không. Do đó, đại biểu đề nghị nên thống nhất cách ghi sao cho thuận tiện.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Kim Yến cũng băn khoăn về Điều 7, khoản 6 nêu “trường hợp đại biểu Quốc hội nhận được những thông tin xấu, độc đang được xem xét, quyết định tại Kỳ họp”, vậy như thế nào gọi là thông tin xấu, độc? Đại biểu Trần Kim Yến cho rằng, một đại biểu có quan điểm riêng, chính kiến có được thông tin đến các đại biểu khác hay không, như thế nào mới được thông tin?

Còn đại biểu Đỗ Đức Hiển - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh nhận thấy, đây là nội dung thể hiện nhiều điểm mới trong phương thức tổ chức kỳ họp, cách thức tiến hành kỳ họp. Trong thời gian qua, Quốc hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, thể hiện khá chi tiết quan điểm của Ủy ban Pháp luật.

Tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết này không chỉ về nội quy mà nội dung cụ thể hóa về Luật Tổ chức Quốc hội. Đại biểu đề nghị nên sửa tên của Nghị quyết là Nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức Quốc hội, vì có giá trị phổ quát, đây là văn bản quy phạm pháp luật ràng buộc tất cả mọi người trong xã hội giống như một Nghị định của Chính phủ.

Cùng băn khoăn Điều 7 như đại biểu Trần Kim Yến, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, cử tri rất muốn trao đổi với đại biểu Quốc hội trong kỳ họp, do đó đề nghị xem lại nội dung này, thế nào là thông tin xấu độc, người gửi cũng phải chịu trách nhiệm. các khái niệm phải có nội dung để không hiểu nhầm, và chỉ hiểu theo một nghĩa. Đồng thời đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị nếu thống nhất dùng cụm từ này thì phải giải thích rõ ràng để các đại biểu Quốc hội đều hiểu được.

Về Điều 57, khoản 5 liên quan đến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo còn chưa rõ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa lưu ý nếu trong kỳ họp được nhận ý kiến quý báu về một đạo luật nào đó, một vấn đề nào đó và phản ánh lên để Quốc hội và lãnh đạo Đảng, Nhà nước có thông tin kịp thời, điều đó rất đáng quý. Vì vậy cần làm rõ nội dung này để các đại biểu và cử tri hiểu được.

Bên cạnh đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị xem xét lại quy định của Điều 28 “không sử dụng các thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự”.

Quan tâm đến dự án Luật PCRT (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị rà soát chỉnh sửa một số khái niệm để đảm bảo rõ ràng, thống nhất như khái niệm “tài sản do phạm tội mà có”, hay “giao dịch có giá trị lớn”.

Quan tâm đến dự án Luật PCRT (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Minh Đức đề nghị rà soát chỉnh sửa một số khái niệm để đảm bảo rõ ràng, thống nhất như khái niệm “tài sản do phạm tội mà có”, hay “giao dịch có giá trị lớn”.

Quan tâm đến dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), các đại biểu đồng tình cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật này và nhấn mạnh, việc hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền (sau đây gọi là “PCRT”) là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về rửa tiền và đáp ứng điều ước và cam kết quốc tế. Đồng thời thể hiện nỗ lực của Việt Nam nhằm khắc phục một số thiếu hụt về cơ sở pháp lý so với các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) đã chỉ ra trong Báo cáo đánh giá đa phương.

Đề cập Điều 3 giải thích từ ngữ, đại biểu Nguyễn Minh Đức - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh đề nghị rà soát chỉnh sửa một số khái niệm để đảm bảo rõ ràng, thống nhất như khái niệm “tài sản do phạm tội mà có”, hay “giao dịch có giá trị lớn”. Đại biểu băn khoăn ở mức độ nào gọi là có giá trị lớn, đề nghị thảo luận kỹ, phải quy định mang tính định lượng, còn chỉ quy định mang tính định tính thì rất khó cho việc áp dụng quy định pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng nhấn mạnh đến 7 thủ đoạn hình thức phổ biến rửa tiền hiện nay như: thành lập công ty làm vỏ bọc để mua bán, công khai hàng hóa; núp bóng gây quỹ từ thiện, đi du lịch, chữa bệnh, các đối tượng nhờ người thân mua, chuyển nhượng hoặc sang tên bất động sản, lợi dụng tiền ảo để rửa tiền… Đại biểu cho rằng, nếu không tính toán kỹ hành lang pháp lý chặt chẽ thì sẽ rất khó. Ngoài ra, đại biểu đề nghị sửa lại điểm b khoản 1 Điều 37 để đáp ứng yêu cầu phòng chống rửa tiền.

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Lê Minh Trí - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, có nhiều cách để diễn đạt “giao dịch đáng ngờ”, chúng ta có thể sử dụng là “giao dịch đáng lưu ý” hoặc “giao dịch đáng quan tâm”. Cho rằng Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Minh Trí đề nghị tham khảo thêm ý kiến của các cơ quan chức năng, tính toán sao cho chặt chẽ, đảm bảo không chồng lấn, các chế tài xử phạt hành chính và hình sự cần được làm rõ ranh giới giữa hai chế tài này.

Có ý kiến đại biểu đề nghị có rà soát để các ý kiến đảm bảo quy định chặt chẽ, các nội dung đảm bảo minh bạch về thủ tục, tránh quy định mang tính định tính, gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Đồng thời một số nội dung còn chung chung, đề nghị Chính phủ cần làm rõ thêm.

Cũng tại phiên họp, các đại biểu cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức./.

Một số hình ảnh tại phiên họp Tổ 2:

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết nội quy kỳ họp, đại biểu Đỗ Đức Hiển - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh nhận thấy, đây là nội dung thể hiện nhiều điểm mới trong phương thức tổ chức kỳ họp, cách thức tiến hành kỳ họp.

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết nội quy kỳ họp, đại biểu Đỗ Đức Hiển - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh nhận thấy, đây là nội dung thể hiện nhiều điểm mới trong phương thức tổ chức kỳ họp, cách thức tiến hành kỳ họp.

Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp (Điều 3), đại biểu Trần Kim Yến đề nghị bổ sung các đại biểu Quốc hội tham gia các phiên họp, kỳ họp của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Bởi đây cũng là trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, ngoài việc tham gia các phiên họp, kỳ họp của Quốc hội. Bên cạnh đó, đại biểu cũng thống nhất danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt cũng cần được ghi vào biên bản cuộc họp để nâng cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp (Điều 3), đại biểu Trần Kim Yến đề nghị bổ sung các đại biểu Quốc hội tham gia các phiên họp, kỳ họp của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Bởi đây cũng là trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, ngoài việc tham gia các phiên họp, kỳ họp của Quốc hội. Bên cạnh đó, đại biểu cũng thống nhất danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt cũng cần được ghi vào biên bản cuộc họp để nâng cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh góp ý vào dự thảo Nghị quyết nội quy kỳ họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh góp ý vào dự thảo Nghị quyết nội quy kỳ họp.

D

Cho rằng Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Minh Trí đề nghị tham khảo thêm ý kiến của các cơ quan chức năng, tính toán sao cho chặt chẽ, đảm bảo không chồng lấn, các chế tài xử phạt hành chính và hình sự cần được làm rõ ranh giới giữa hai chế tài này.

Cho rằng Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Minh Trí đề nghị tham khảo thêm ý kiến của các cơ quan chức năng, tính toán sao cho chặt chẽ, đảm bảo không chồng lấn, các chế tài xử phạt hành chính và hình sự cần được làm rõ ranh giới giữa hai chế tài này.

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Đại biểu Dương Ngọc Hải góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Đại biểu Dương Ngọc Hải góp ý vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=69765