THẢO LUẬN TỔ 7: CẦN BỔ SUNG, LÀM RÕ CÁC ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO TRONG DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN (SỬA ĐỔI).

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 24/10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thảo luận tại Tổ 7, các đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi luật Phòng, chống rửa tiền, đồng thời đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các đối tượng báo cáo trong dự thảo luật,…

THẢO LUẬN TẠI TỔ 7: KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRONG PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2022 LÀ NỖ LỰC CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Toàn cảnh Phiên họp tại Tổ 7

Toàn cảnh Phiên họp tại Tổ 7

Tại Tổ 7 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp, do Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy điều hành nội dung thảo luận.

Cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành; bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia; góp phần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền (PCRT).

Theo đại biểu Nguyễn Thành Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, từ khi Luật PCRT có hiệu lực thi hành đến nay lực lượng tài chính về chống rửa tiền đã 11 lần sửa đổi các khuyến nghị. Đến nay, Việt Nam mưới tuân thủ hoàn toàn được 13 phần, 40 khuyến nghị còn 27/40 khuyến nghị bị xếp hạng là tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ.

Đại biểu nhấn mạnh, cùng với quá trình phát triển kinh tế -xã hội, phát triển của nền tảng công nghệ,… việc sửa đổi luật hiện hành là cần thiết để khắc phục tồn tại, cũng như để bao quát được những hành vi rửa tiền mới phát sinh và phù hợp với cam kết quốc tế.

Liên quan đến đối tượng báo cáo, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các đối tượng báo cáo của luật như: Công ty viễn thông, cung cấp dịch vụ Mobile Money, dịch vụ chuyển tiền bưu chính,…

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị, kéo dài thời gian để đối tượng báo cáo, vấn đề báo cáo bằng văn bản và thời gian trong khoảng từ 3 - 5 ngày làm việc; cần quy định cụ thể tại luật trường hợp nào được áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch cũng như chủ thể nào có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch mà không quy định tại văn bản hướng dẫn thi hành;…

Đại biểu Nguyễn Thành Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7

Đại biểu Nguyễn Thành Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7

Quan tâm tới dự thảo luật, đại biểu Vương Quốc Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết, tiền số, tài sản số là một sản phẩm công nghệ xuất hiện phổ biến trong thời gian qua. Tiền số, tài sản số rất dễ dàng được trao đổi trên phạm vi toàn cầu nên tiền số, tài sản số là một kênh để tội phạm có thể lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Nhấn mạnh, vấn đề tiền số, tài sản số có nguy cơ bị lạm dụng để thực hiện các hoạt động phi pháp, đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị, cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý để quản lý tiền số, tài sản số để ngăn chặn rủi ro. Bên cạnh đó, cũng cần phải mở rộng phạm vi đối tượng báo cáo là tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản số để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động này.

Cũng về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình lưu ý cần làm rõ nội dung tại khoản 4, Điều 3 về giải thích từ ngữ, về phân loại rủi ro;..

Liên quan đến các báo cáo giao dịch đáng ngờ tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 31, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà cho rằng, quy định tại dự luật còn chung chung, khó áp dụng. Đại biểu, đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện để quy định sau khi ban hành đảm bảo tính khả thi, phát huy hiệu quả trên thực tế.

Tại phiên thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Nội quy kỳ họp là cần thiết, nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc thực hiện, đồng thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tán thành với nhiều nội dung bổ sung, sửa đổi tại dự thảo Nghị quyết, các đại biểu quan tâm góp ý một số nội dung liên quan đến việc thể chế, quy tắc hóa những cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị tiến hành kỳ họp; quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp đã được thực tiễn kiểm nghiệm trong thời gian qua;…

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7

Đại biểu Phan Thái Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7

Theo các đại biểu, quy định phải đảm bảo tăng tính dân chủ, pháp quyền, tính chuyên nghiệp, chủ động trong hoạt động của Quốc hội, phân định rõ thẩm quyền, đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia kỳ họp Quốc hội, phân định rõ thẩm quyền, đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia kỳ họp Quốc hội, nhất là vai trò trung tâm của các vị đại biểu Quốc hội.

Góp ý vào nội dung cụ thể tại dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đề nghị, tại khoản 3, Điều 5 bổ sung các cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế,… của các địa phương có thể được tham dự các phiên họp công khai của Quốc hội theo đề nghị của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.

Về chương trình kỳ họp, đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu xây dựng chương trình kỳ họp đảm bảo khoa học; bố trí thời gian hợp lý, linh hoạt để đảm bảo tất cả các đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu đều có thể phát biểu;…Đại biểu cũng đề nghị cần quy định rõ về thời gian gửi tài liệu, thời gian phải đảm bảo đủ để các đại biểu nghiên cứu tài liệu;…

Ngoài ra, tại Phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tán thành với Tờ trình của Chính phủ, các đại biểu cho rằng, việc Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại kỳ họp thứ 4 theo trình tự, thủ tục rút gọn là cần thiết, bảo đảm sự đồng bộ về thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính với thời hiệu kỷ luật theo quy định của Đảng, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để thực hiện thống nhất các quy định về nội dung này.

Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận Tổ 7 chiều 24/10:

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 7 chiều 24/10

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 7 chiều 24/10

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy điều hành nội dung thảo luận

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy điều hành nội dung thảo luận

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tham dự phiên thảo luận tại Tổ 7

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tham dự phiên thảo luận tại Tổ 7

Các vị đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Các vị đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Đại biểu Nguyễn Thành Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7

Đại biểu Nguyễn Thành Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 7

Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái góp ý làm rõ một số nội dung liên quan đến Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái góp ý làm rõ một số nội dung liên quan đến Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Thảo luận tại Tổ 7, các đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi luật Phòng, chống rửa tiền, đồng thời đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các đối tượng báo cáo…

Thảo luận tại Tổ 7, các đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi luật Phòng, chống rửa tiền, đồng thời đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các đối tượng báo cáo…

Lê Anh - Trọng Quỳnh

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=69768