Thắp lửa xem tranh tại không gian triển lãm độc đáo ở Hà Nội

Trong không gian đặc biệt của triển lãm ở Hà Nội mang tên 'Phấn tảo', nhiều tác phẩm được soi rọi bằng ánh nến, ánh đèn dầu thay cho đèn điện hiện đại như thông thường.

Hơn 70 tác phẩm hội họa trong triển lãm “Phấn tảo” của 6 họa sĩ: Lê Nguyên Mạnh, Trịnh Thắng, Phan Hồng Sơn, Phạm Tuấn Tú, Thõng Thị, Dương Quý Dương được trưng bày tại số 34 Châu Long, phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội).

Hơn 70 tác phẩm hội họa trong triển lãm “Phấn tảo” của 6 họa sĩ: Lê Nguyên Mạnh, Trịnh Thắng, Phan Hồng Sơn, Phạm Tuấn Tú, Thõng Thị, Dương Quý Dương được trưng bày tại số 34 Châu Long, phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội).

Sự đặc biệt của triển lãm không chỉ ở tên gọi mà còn đến từ ngay chính không gian diễn ra có phần hoang tàn đổ nát, một thời từng là biệt thự Pháp đầy sang trọng và kiêu kỳ.

Sự đặc biệt của triển lãm không chỉ ở tên gọi mà còn đến từ ngay chính không gian diễn ra có phần hoang tàn đổ nát, một thời từng là biệt thự Pháp đầy sang trọng và kiêu kỳ.

Với ý niệm nghệ thuật thiện lành, hướng con người đến ý nghĩa thực sự của sự sống và giác ngộ, nhóm nghệ sĩ đã chọn tên triển lãm là “Phấn tảo”, được lấy từ khái niệm “Y phấn tảo” của hệ thống giáo lý Phật giáo, có nghĩa là những tấm vải người ta vứt đi, người xuất gia nhặt lấy đem về giặt sạch, rồi cắt rọc may thành y áo để mặc, cũng là một trong 13 phép tu hạnh đầu đà.

Với ý niệm nghệ thuật thiện lành, hướng con người đến ý nghĩa thực sự của sự sống và giác ngộ, nhóm nghệ sĩ đã chọn tên triển lãm là “Phấn tảo”, được lấy từ khái niệm “Y phấn tảo” của hệ thống giáo lý Phật giáo, có nghĩa là những tấm vải người ta vứt đi, người xuất gia nhặt lấy đem về giặt sạch, rồi cắt rọc may thành y áo để mặc, cũng là một trong 13 phép tu hạnh đầu đà.

Với triển lãm “Phấn tảo” lại không đơn thuần chỉ là câu chuyện của những mảnh vải bị bỏ đi và được gom lại thành y áo của người tu hành, mà trong triển lãm này từ “phấn tảo” được gợi ý từ nghĩa gốc ấy nhưng lại mang đến nhiều hơn câu chuyện của cuộc đời, nhân sinh.

Với triển lãm “Phấn tảo” lại không đơn thuần chỉ là câu chuyện của những mảnh vải bị bỏ đi và được gom lại thành y áo của người tu hành, mà trong triển lãm này từ “phấn tảo” được gợi ý từ nghĩa gốc ấy nhưng lại mang đến nhiều hơn câu chuyện của cuộc đời, nhân sinh.

Mỗi họa sĩ khai thác đề tài ở những góc nhìn và chủ thể khác nhau để làm nên những câu chuyện riêng biệt. Chính sự hội tụ và riêng biệt này đã tạo nên cảm giác về sắc màu nhân gian.

Mỗi họa sĩ khai thác đề tài ở những góc nhìn và chủ thể khác nhau để làm nên những câu chuyện riêng biệt. Chính sự hội tụ và riêng biệt này đã tạo nên cảm giác về sắc màu nhân gian.

“Phấn tảo” có lẽ không phải là thứ màu sắc lung linh được tô vẽ, thần thánh hóa mà là cảm giác về sự thấu hiểu, sẻ chia.

“Phấn tảo” có lẽ không phải là thứ màu sắc lung linh được tô vẽ, thần thánh hóa mà là cảm giác về sự thấu hiểu, sẻ chia.

Không gian triển lãm gây bất ngờ cho người tham quan khi chỗ có điện, chỗ không và được thay thế hoàn toàn bằng ánh lửa đèn dầu, hay ngọn nến lúc bập bùng, khi mờ ảo.

Không gian triển lãm gây bất ngờ cho người tham quan khi chỗ có điện, chỗ không và được thay thế hoàn toàn bằng ánh lửa đèn dầu, hay ngọn nến lúc bập bùng, khi mờ ảo.

“Ánh sáng có đời sống của riêng nó. Diêm, bật lửa, hay đèn của điện thoại... bạn tự dùng để nhìn thấy cái mình cần” là thông điệp mà các họa sĩ muốn gửi gắm.

“Ánh sáng có đời sống của riêng nó. Diêm, bật lửa, hay đèn của điện thoại... bạn tự dùng để nhìn thấy cái mình cần” là thông điệp mà các họa sĩ muốn gửi gắm.

“Phấn tảo” không phải là tập hợp của những tác phẩm đơn lẻ. Đó là một sự sắp đặt đầy chủ ý trong một bối cảnh rất ngẫu nhiên của những tác phẩm được gợi cảm hứng, được chỉ dẫn từ sự trừu tượng của sáng tạo, để khơi gợi cảm xúc và đánh thức trí tưởng tượng của người xem.

“Phấn tảo” không phải là tập hợp của những tác phẩm đơn lẻ. Đó là một sự sắp đặt đầy chủ ý trong một bối cảnh rất ngẫu nhiên của những tác phẩm được gợi cảm hứng, được chỉ dẫn từ sự trừu tượng của sáng tạo, để khơi gợi cảm xúc và đánh thức trí tưởng tượng của người xem.

Bên cạnh không gian trưng bày chung, các họa sĩ còn có một không gian riêng sắp đặt, biến không gian hiện hữu bình thường thành một tác phẩm lớn.

Bên cạnh không gian trưng bày chung, các họa sĩ còn có một không gian riêng sắp đặt, biến không gian hiện hữu bình thường thành một tác phẩm lớn.

Nghệ thuật sắp đặt này gợi ý đến nhiều bản thể khác nhau, tạo nên góc nhìn đa chiều và cũng đưa đến nhiều liên tưởng. Sự biến hóa, chuyển tiếp độc đáo của triển lãm góp thêm sắc điệu cho câu chuyện nghệ thuật.

Nghệ thuật sắp đặt này gợi ý đến nhiều bản thể khác nhau, tạo nên góc nhìn đa chiều và cũng đưa đến nhiều liên tưởng. Sự biến hóa, chuyển tiếp độc đáo của triển lãm góp thêm sắc điệu cho câu chuyện nghệ thuật.

Triển lãm “Phấn tảo” được trưng bày từ ngày 11/8 đến hết ngày 25/8, tại Gallery Làng Gà trống (34 Châu Long, Ba Đình, Hà Nội).

Triển lãm “Phấn tảo” được trưng bày từ ngày 11/8 đến hết ngày 25/8, tại Gallery Làng Gà trống (34 Châu Long, Ba Đình, Hà Nội).

QUÁCH SƠN

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/thap-lua-xem-tranh-tai-khong-gian-trien-lam-doc-dao-o-ha-noi-32508.html