Thay đổi thói quen tài chính cá nhân bắt đầu từ đâu?
Trước thách thức của nền kinh tế hậu Covid-19, nhiều người đã nhìn ra cơ hội, nhưng không phải ai cũng có thói quen tài chính đúng đắn để sẵn sàng chớp thời cơ.
Với tác động của Covid-19, nhiều người đẩy mạnh đầu tư để tự chủ tài chính, không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập. Khi chưa có nhiều kinh nghiệm kiểm soát tài chính cá nhân, nhiều bạn trẻ Việt Nam loay hoay đi tìm đáp án cho câu hỏi “Đầu tư nên bắt đầu từ đâu?”.
Những người đặt ra câu hỏi này đa phần là nhân viên văn phòng trẻ trung, năng động, thường quan tâm đến thông tin giải trí hơn là tài chính - kinh doanh. Điểm chung của họ là lo lắng và than thở về chuyện cắt thưởng giảm lương suốt giai đoạn đầu dịch.
Thế nhưng khi đã thích nghi với hoàn cảnh, họ lại cho biết dịch bệnh không gặp ai, không tụ tập ăn uống hay lượn lờ mua sắm nên cũng tiết kiệm được một khoản kha khá. Mặt khác, diễn tiến tâm lý từ hoang mang tới hân hoan đó cho thấy họ chưa quản lý tốt tài chính, chưa chi tiêu hợp lý và không có kế hoạch rõ ràng.
Muốn làm chủ tài chính và sẵn sàng tạo ra nguồn thu thụ động, việc trước hết người trẻ cần làm là kiểm soát chi tiêu để tạo ra nguồn vốn. Bên cạnh những lời khuyên về việc nên lập kế hoạch như thế nào, chia trứng vào giỏ ra sao..., bạn cũng cần tập trung vào một giải pháp cụ thể để áp dụng lý thuyết đó: Hãy thử hạn chế dùng tiền mặt và thay bằng thẻ ngân hàng trong thanh toán hàng ngày.
Theo một nghiên cứu của Đại học Bournemouth (Anh), giữ một khoản tiền lớn trong ví tạo động lực khiến bạn hào phóng gấp 1,7 lần so với việc chỉ có một chiếc thẻ. Còn theo thực tế trải nghiệm, nhiều bạn cho biết cũng giật mình vì tiền trong ví như có cánh mà bay. Việc ghi chép lại các chi tiêu này có vẻ bất khả thi, trong khi mỗi tin nhắn thông báo trừ tiền sẽ khiến bạn tự dằn lòng phải nín nhịn.
Một chiếc thẻ ghi nợ (debit) có thể điều chỉnh hạn mức được xem là giải pháp phù hợp cho những người chưa quản lý tốt vấn đề tài chính. Bên cạnh đó, quỹ tiền mặt vừa đủ sẽ khiến kế hoạch chi tiêu dễ theo dõi và khả thi hơn.
Khi quản lý chi tiêu chặt chẽ cũng là lúc bạn bắt đầu có khoản dư dả. Lúc này, nhiều người tìm đến ngân hàng để gửi tiết kiệm có kỳ hạn và hưởng lãi suất cố định. Đây là cách thức truyền thống, an toàn, càng dễ dàng hơn khi thao tác online với vài lần chạm trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, đối với những khoản tiền để chi tiêu hay quỹ lưu động cho trường hợp khẩn cấp, việc bạn để nguyên trong tài khoản nhận lương và tiêu dần chưa phải là giải pháp tối ưu. Khoản tiền này có thể sinh lời tự nhiên nhờ những sản phẩm như “Tích lũy” của Finhay với lãi không kỳ hạn đến 4%/năm, có thể rút bất kỳ lúc nào mà không mất lãi. Mới đây, startup này đã giới thiệu thẻ đồng thương hiệu visa debit với ngân hàng CIMB - giải pháp 3 trong 1 cho những người đang tìm kiếm phương pháp quản lý tài chính cá nhân đúng đắn.
Ngày nay, để tiết kiệm, bạn có nhiều phương án lựa chọn sao cho tích lũy hợp lý nhất, tránh lãng phí và dành tài nguyên cho những thứ khác. Thẻ CIMB-Finhay là một ví dụ tiêu biểu cho giải pháp tiết kiệm: Tiết kiệm thời gian với 5 phút đăng ký online trên app, tiết kiệm sức lực khi nhận thẻ cứng tận nơi và quản lý tài khoản trên app mà không cần ra ngân hàng, tiết kiệm bộ nhớ bằng thao tác trên Finhay mà không cần tải ứng dụng khác. Bạn cũng có thể tiết kiệm cả những khoản tiền nhỏ lẻ như phí thường niên, phí quản lý, phí SMS hay thậm chí miễn phí rút tiền tại ATM, rút tiền tích lũy về tài khoản CIMB.
Khi đã có nguồn vốn dắt túi, nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện đầu tư. Đầu tư chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhưng diều quan trọng là đừng chờ đến khi có nhiều tiền mới nghĩ đến chuyện đầu tư, bởi cơ hội không chờ đợi ai cả. Ít tiền có thể đầu tư nhỏ, nhiều tiền sẽ đầu tư lớn hơn. Hiện nay, có nhiều cách để đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản... tùy theo khẩu vị và mức độ ưa mạo hiểm của mỗi người. Nếu muốn thử cảm nhận dư vị của đầu tư, bạn có thể trải nghiệm với 50.000 đồng cùng Finhay https://finhay.page.link/AppFINHAY.
Để bắt đầu con đường đầu tư, bạn cần chuẩn bị lâu dài cả về tâm lý, kiến thức và kỹ năng tài chính. 3 gợi ý trên đây mới chỉ là những bước sơ lược để thay đổi thói quen tài chính hàng ngày, nhưng cũng có thể mở ra cơ hội giúp bạn thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt hơn.