Thế giới chống Covid-19: Biện pháp giãn cách xã hội sẽ phải kéo dài trong bao lâu?

Các biện pháp giãn cách xã hội đang là ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến Covid-19.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo rằng, cuộc sống công cộng của người dân Australia có thể vẫn phải kiểm soát trong năm tới vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh thông qua các biện pháp nhằm kiềm chế mức độ lây lan của dịch bệnh.

Ảnh minh họa: AFP

Ảnh minh họa: AFP

Theo hãng Reuters, Australia vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới và áp dụng giãn cách xã hội nhằm tránh rủi ro cho người dân Australia đối mặt với con số lây nhiễm Covid-19 gia tăng khắp thế giới.Các nhà hàng, quán bar và các cơ sở kinh doanh không cần thiết khác vẫn đóng cửa và tụ tập công cộng nhiều hơn 2 người trở lên phải được cấm tuyệt đối. Nếu vi phạm, các hình phạt sẽ áp dụng hoặc bỏ tù. Giới quan sát nhìn nhận, tình trạng này có thể khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi vào giữa năm tại quốc gia này.

"Sinh hoạt công cộng của người dân Australia có thể bị ảnh hưởng trong năm tiếp theo vì dịch bệnh", Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, các biện pháp, bao gồm quy định mọi người đứng cách xa nhau ít nhất 1.5m vẫn tiếp tục duy trì trong vài tháng tới và chưa có cam kết vaccine có thể ra đời trong thời gian này. Vì vậy, biện pháp giãn cách xã hội là điều chúng ta phải tiếp tục áp dụng trong thời gian này.

"Biện pháp giãn cách xã hội là điều chúng ta nên duy trì trong thời gian này. Có thể áp dụng một năm nhưng tôi chưa suy đoán về điều đó", hãng Reuters trích dẫn lời Thủ tướng Morrison cho biết.

Theo Thủ tướng Australia - Scott Morrison, các biện pháp giãn cách xã hội sẽ vẫn duy trì ít nhất trong 4 tuần tiếp theo trong khi trường học có thể mở cửa cho học sinh trở lại.

"Chúng tôi đang cân nhắc các lựa chọn về việc học sinh có thể trở lại trường và lo lắng về việc tiếp xúc gần giữa các học sinh tại trường. Có ý kiến cho rằng học sinh phải ở nhà một năm hoặc có thể lâu hơn nhưng chúng tôi không cho rằng điều này phù hợp", bà Gladys Berejiklian – Thủ hiến bang New South Wales của Australia cho biết.

Trong khi đó, tại Canada, nghiên cứu thực hiện bởi một nhóm đồng sự cho biết, các biện pháo giãn cách xã hội có thể kéo dài đến năm 2022.

Người dân Canada tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội thời Covid-19. Ảnh: Reuters

Người dân Canada tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội thời Covid-19. Ảnh: Reuters

Tiến sĩ dịch tễ học Đại học Toronto - Ashleigh Tuite cho rằng những thứ liên quan đến Covid-19 đang khiến cô lo lắng.

Tuy nhiên, một trong số các lo ngại lớn nhất của bà là bằng cách nào người Canada có thể đối phó với dịch bệnh khi các biện pháp giãn cách xã hội và một số biện pháp khác đang ảnh hưởng một phần đến cuộc sống đời thường của người dân

"Câu hỏi đặt ra là trong bao lâu? Các biện pháp như vậy liên tục kích hoạt và tạm dừng có thể là một phần cuộc sống của người dân Canada cho đến năm 2022 hoặc cho đến khi vaccine đưa vào sử dụng", Tạp chí hiệp hội y khoa Canada dẫn tin trong tuần trước.

Làn sóng lây nhiễm và lặp lại các biện pháp giãn cách xã hội có thể không chỉ xảy ra ở Canada mà còn ở nhiều quốc gia khác, bà Tuite nói thêm.

"Các quốc gia vẫn phải đánh giá tiếp tục diễn biến của dịch bệnh, trong đó xác định lộ trình cụ thể để áp dụng các biện pháp. Nhìn chung, các đánh giá dự báo khả năng biện pháp giãn cách xã hội vẫn tiếp tục áp dụng ở phạm vi toàn cầu", bà Tuite cho biết.

Theo tiến sĩ Tuite, mọi người thực sự không muốn nghe điều này. Tương lai không thể chắc chắn nhưng thực sự biện pháp giãn cách xã hội đang đạt được hiệu quả và nên áp dụng.

"Tôi lo lắng bằng cách nào mọi người có thể duy trì thời gian tuân thủ biện pháp này và có thể kéo dài trong bao lâu. Nó liên quan đến yếu tố kinh tế, cảm xúc và tâm lý", Tiến sĩ Tuite nói thêm.

Mặc dù người dân khắp thế giới đang tập trung vào mục tiêu ưu tiên là làm phẳng đường cong, ngăn chặn diễn biến lây lan mạnh mẽ của Covid-19 nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra các phân tích về những gì diễn ra sau đó.

Giới nghiên cứu đều cho rằng việc hạn chế lây nhiễm virus có thể lặp lại nhiều lần bằng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp khác kéo dài trong nhiều tháng.

"Người dân thực sự không muốn nghe điều này. Về mặt logic, điều này khó khăn để có thể tuân thủ nhưng tương lai không thể biết những gì có thể diễn ra", bà Tuite cho biết.

Trong khi đó, nghiên cứu công khai tại Đại học Havard trên tạp chí khoa học vào ngày 9/4 cho biết, biện pháp giãn cách xã hội có thể phải cần thiết kéo dài đến năm 2022.

"Biện pháp giãn cách xã hội linh hoạt có thể mang lại an toàn cho người dân và kinh tế. Đây có thể xem là chiến lược bền vững hơn", nghiên cứu cho biết.

"Làm phẳng đường cong chỉ là giai đoạn đầu của phản ứng. Một khi chúng ta có tầm nhìn dài thì các biện pháp kiềm chế dịch bệnh sẽ vẫn phải tiếp tục nhằm tránh dịch bệnh tái phát", bà Tuite cho biết.

"Từ phản ứng của xã hội. Ồ, chúng tôi đã tuân thủ điều này trong suốt 3 tuần hoặc một tháng. Nhưng điều quan trọng là dịch bệnh vẫn chưa thể đẩy lùi. Vì vậy, biện pháp giãn cách xã hội vẫn phải tiếp tục, Tiến sĩ Tuite nhấn mạnh.

Bà Tuite cũng nhắc đến thông điệp trong toàn bộ nghiên cứu rằng: "Cho dù đường cong có bị xẹp hay không thì dịch bệnh cũng chưa thể biến mất hoàn toàn".

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi-chong-covid-19-bien-phap-gian-cach-xa-hoi-se-phai-keo-dai-trong-bao-lau-20200417163735889.htm