'Thế giới khủng long: Lãnh địa' dưới con mắt các nhà sinh vật học

'Thế giới khủng long: Lãnh địa' (Jurassic World Dominion) được đánh giá là bộ phim có sự xuất hiện của nhiều loài khủng long phong phú và hoành tráng. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học lại cho rằng chúng chưa hoàn toàn chính xác.

Thế giới khủng long: Lãnh địa là phần thứ 6 của loạt phim Công viên kỷ Jura, một trong những bộ phim ăn khách bậc nhất mọi thời đại. Hầu hết những loài khủng long được nhắc đến trong phần mới đều được lấy từ tác phẩm năm 1993 của Steven Spielberg. Tuy nhiên, phần 6 được cho là có sự xuất hiện của nhiều loài nguy hiểm và mới lạ hơn.

Nhiều sinh vật kỳ bí mới sẽ xuất hiện trong Thế giới khủng long: Lãnh địa. - Ảnh: Variety

Sau khi theo dõi kỹ tác phẩm, các nhà nghiên cứu sinh vật học khẳng định, trong suốt bộ phim, có một loài khủng long bị gọi nhầm. Nó là loài khủng long Velociraptor.

Tác giả Michael Crichton của Công viên kỷ Jura là một người đa tài, xuất sắc trên nhiều lĩnh vực: y khoa, nhân chủng học, đạo diễn phim nhưng ông lại không phải một chuyên gia khủng long. Điều ấy dễ hiểu nếu như có bất kỳ sai sót nào trong loạt phim khủng long mà ông phát triển.

Nhà cổ sinh vật học Jim Kirkland của bang Utah nói với Variety: “Đã có cuốn sách nhầm lẫn giữa hai loài Deinonychus và Velociraptor, điều ấy thực ngớ ngẩn. Cuốn sách tai hại ấy là cuốn sách năm 1988 của Greg Paul mang tên Những con khủng long săn mồi của thế giới, và thật không may, tác giả Michael Crichton lại dùng nó làm tư liệu cho Công viên kỷ Jura”.

Jim Kirkland cho biết, hình ảnh loài khủng long Velociraptor trong phim đã hoàn toàn bị nhầm lẫn với Deinonychus.

Trên thực tế, Velociraptor là một loài nhỏ chỉ cao trung bình khoảng 1,5 feet (khoảng 45cm). Trong khi, Deinonychus – loài khủng long bay ăn thịt tương tự, sống cách Velocirapto một thế hệ mới là ngôi sao thật sự trong cuốn sách năm 1990 của Crichton.

Sau này, khi được dựng thành phim, đạo diễn Spielberg muốn đưa những con chim ăn thịt lớn hơn, vậy là ông đã biến chúng thành một loài chim ăn thịt hoàn toàn khác: Utahraptor.

Utahraptor được phát hiện vào năm 1990 tại Utah bởi nhóm của nhà sinh vật học Kirkland. Chúng được cho rằng là loài chim ăn thịt lớn nhất với móng vuốt dài tới 10 inch (25,4 cm). Kirkland đã công bố phát hiện này trong bài báo năm 1992 và chưa đầy 1 năm sau, Công viên kỷ Jura ra đời.

Velociraptor - loài khủng long bị nhầm tên - Ảnh: Natural History Museum

Deinonychus mới là loài được miêu tả trong nguyên tác. - Ảnh: Natural History Museum

Utahraptor là loài khủng long to lớn, đáng sợ xuất hiện trong phim. - Ảnh: Jurassic world

Steve Brusatte, cố vấn cổ sinh vật học của Jurassic World Dominion, xác nhận rằng loài chim ăn thịt trong phim chắc chắn bị ảnh hưởng nặng nề bởi loài khủng long của Kirkland. “Utahraptor là một loài chim ăn thịt rất lớn”, Brusatte nói thêm, “tôi tin rằng nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình dung những con chim ăn thịt trong phim”.

Tuy nhiên cả hai nhà sinh vật đều đồng ý rằng việc đưa những loài sinh vật đã tuyệt chủng từ cõi chết chắc chắn là một ý kiến không hay. “Bạn biết đấy, những con khủng long đã sống cách đấy 66 triệu năm. Thế giới khi ấy rất khác, về cơ bản chúng gần giống như sinh vật ngoài hành tinh đối với chúng ta. Để chúng sống lại trên thế giới này thật chẳng khác gì chúng ta sống trên một hành tinh khác. Tôi cảm thấy chuyện này thật tàn nhẫn. Nhưng nếu không xét về khía cạnh đấy, đây thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp”.

Minh Anh (Theo Variety)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/the-gioi-khung-long-lanh-dia-duoi-con-mat-cac-nha-sinh-vat-hoc-post198748.html