Thế giới sẽ ra sao nếu robot có tình cảm?
Hãy tưởng tượng trận đấu siêu cúp bóng bầu dục trong đó các đội chơi đều là robot, hay một trận đánh có sự tham gia của một Trung đoàn Robot.
Thuyết giấc mơ của Jung
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung (1875-1961) đã làm việc với Freud trong giai đoạn đầu của sự nghiệp. Năm 1913, Jung tách khỏi Freud để phát triển lý thuyết của riêng mình về “tâm lý học phân tích”. Thay vì coi những giấc mơ là đại diện cho sự thỏa mãn các mong muốn, Jung coi chúng là một cách quan trọng để hiểu về bản thân.
Jung đề xuất rằng mọi người nên lắng nghe giấc mơ của mình để định hướng cho bản thân trong cuộc sống thực. Ông coi chức năng của giấc mơ là để giúp con người lấy lại “trạng thái cân bằng tâm linh” bằng cách bộc lộ những yếu tố trái ngược trong tính cách của họ.
Jung tin rằng mọi giấc mơ đều có thể ám chỉ tương lai hoặc cũng có thể phản ánh quá khứ. Jung không đồng ý với quan điểm của Freud rằng các biểu tượng trong giấc mơ có ý nghĩa nhất định nào đó, và ông chọn cách nghiên cứu giấc mơ của cùng một người trong một thời gian dài.
Nhịp sinh học
Ngoài chu kỳ giấc ngủ, não còn kiểm soát một cách vô thức nhiều chức năng khác của cơ thể để tạo ra nhịp điệu vật lý và sinh học của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, những thay đổi về nhiệt độ cơ thể và sự giải phóng hormone xảy ra theo chu kỳ, do các mạng lưới phức tạp trong não quản lý.
“Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn nhìn vào trái tim mình. Ai nhìn ra bên ngoài là mới là đang mơ. Ai nhìn vào bên trong mới là người đang thức tỉnh.”
-Carl Gustav Jung, 1957
Đạo đức của Trí tuệ nhân tạo
Sinh vật nhân tạo khi đối mặt với thế giới thực, hoặc xâm nhập vào thế giới thực sẽ đặt ra một câu hỏi thú vị về đạo đức cho thế hệ tương lai. Chúng hẳn là sẽ được con người tạo ra để phục vụ con người, giống như máy bay, tàu hỏa và xe Ford Model T.
Nhưng nếu chúng đủ phức tạp để có hành vi như con người, hoặc có cảm tính, thông minh và có ý thức, thì liệu chúng ta còn có quyền điều khiển chúng như cách chúng ta điều khiển các máy móc khác?
Một trong những cuộc tranh luận chính về một tương lai khi sự sống nhân tạo trở nên phổ biến là về sự kiểm soát của con người với các sinh vật này và khả năng các sinh vật này kiểm soát con người. Con người chúng ta rất khó tin tưởng cái gì - vì có lý do chính đáng.
Ví dụ liệu bạn có tin tưởng một cái xe để nó tự chở bạn đến trường? Một số phương tiện giao thông (ví dụ xe bán tải được trang bị máy tính do Đại học Carnegie Mellon lắp ráp, đã tự lái được toàn bộ hành trình 2.849 dặm ngoại trừ 52 dặm từ Washington DC đến San Diego) có thể tự lái, mặc dù hiện tại chúng còn có thể làm tốt hơn vì công nghệ tự lái vẫn dựa vào xử lý thị giác ở độ phân giải thấp.
Nhưng nếu bạn tình cờ gặp một tài xế taxi là robot thì sao? Sẽ có rất nhiều vấn đề đặt ra khi ta xem xét những gì sự sống nhân tạo có thể làm đối với con người. Chúng có thể nhanh hơn, mạnh hơn, sống lâu hơn, và có trí nhớ đáng tin cậy hơn.
Tại sao một công ty phải thuê một kế toán viên con người để làm công việc này nếu robot có thể làm tốt hơn và không cần phải trả lương. Tại sao để mặc công nhân mỏ than đối mặt với những hiểm họa đe dọa tính mạng mạng nếu robot trong tình huống đó chỉ bị méo móp?
Hãy tưởng tượng trận đấu siêu cúp bóng bầu dục trong đó các đội chơi đều là robot, hay một trận đánh có sự tham gia của một Trung đoàn Robot. Robot bị hư hỏng có thể mua ngay phụ tùng thay thế trong siêu thị để sửa. Tại sao không để chúng xây cầu, hạm đội vũ trụ hay làm ra thêm nhiều robot?
Sinh vật nhân tạo không chỉ đưa đến một kỷ nguyên lười biếng của loài người, mà chúng còn đặt ra nhiều vấn đề nếu ta xem chúng là sinh vật “sống”. Nếu một sinh vật tinh vi đang sống, nó tự nhiên sẽ có một số quyền. Nếu nó có ý thức và giống người thì nó thậm chí còn có nhiều quyền hơn nữa. Bỏ nó vào kho sẽ là một hình thức giam cầm, gọi nó là “đồ đầu sắt” sẽ là một kiểu xúc phạm, yêu cầu nó làm các công việc nhàm chán sẽ giống tội tra tấn, và tắt nó sẽ tương đương với tội sát nhân.
Nguồn Znews: https://znews.vn/the-gioi-se-ra-sao-neu-robot-co-tinh-cam-post1502906.html