Thế giới Thế giới Chatbot AI có thể thay thế nhân viên tư vấn và trị liệu hay không?

Với tình trạng kiệt sức đang ngày càng gia tăng, cải thiện khả năng tiếp cận hỗ trợ sức khỏe tâm thần là một trong những ưu tiên hàng đầu của người sử dụng lao động.

Các ứng dụng chatbot đã và đang ngày càng phổ biến. Ảnh minh họa: AFP/Báo Dân Việt

Đồng thời, các chatbot mới chư ChatGPT đang gây chú ý nhờ khả năng đàm thoại mới lạ, tiến bộ trong trí tuệ nhận tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Dù vậy, vẫn có câu hỏi đặt ra rằng công nghệ kỹ thuật số mới nhất này có thể giải quyết tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc hay không?

Các công ty và cơ quan chính phủ đã nắm bắt tiềm năng của chatbot AI, qua đó triển khai chúng như một nguồn tài nguyên cho nhân viên. Đơn cử, Bộ Giáo dục Singapore đã sử dụng ứng dụng Wysa để giảm căng thẳng cho lực lượng giáo viên, giảng viên.

Theo kết quả khảo sát do Trung tâm Tư vấn Singapore công bố vào năm 2021, khoảng 56% giáo viên cho biết họ bị choáng ngợp với công việc của mình, cụ thể là thời gian làm việc dài, 80% cho biết họ làm hơn 45h/tuần.

Khi đối mặt với những vấn đề này, các tổ chức có xu hướng tìm đến từng nhân viên để khắc phục tình trạng căng thẳng của họ thông qua các chương trình, hoặc sáng kiến chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc. Vì việc gặp bác sĩ hoặc cố vấn tâm lý có thể tốn kém và mất nhiều thời gian chờ đợi, nên sử dụng chatbot AI được coi là một phương tiện hỗ trợ sức khỏe và tinh thần phổ biến.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, các chatbot AI về sức khỏe tâm thần lại đang thiếu bằng chứng chứng minh tính hiệu quả và an toàn của chúng đối với sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Kỹ năng giao tiếp của các ứng dụng này khá hạn chế, cũng như lời khuyên trị liệu không đa dạng. Một số người dùng phản ánh rằng, những câu trả lời của chatbot là những cụm từ tư vấn cơ bản, đôi khi hoàn toàn bỏ sót ý chính của cuộc trò chuyện.

Hiện tại, các chatbot AI được nhận định là đã cải thiện hơn so với Google về thông tin. Dù vậy, vấn đề đặt ra là trong cuộc trò chuyện với một người đã dùng thử Wysa, một giáo viên giấu tên chia sẻ: “Măc dù tôi có thể thấy rằng chatbot mang lại lợi ích là người dùng sẽ được tư vấn bất kỳ lúc nào, song điều này có vẻ như không mấy hiệu quả trong việc giải quyết áp lực cho giáo viên. Lý giải cho điều này, giáo viên về bản chất là một mối quan hệ và là một công việc khá tự chủ. Bạn thường là người lớn duy nhất trong lớp học. Do đó, việc có thể trút bầu tâm sự, hoặc chia sẻ về những căng thẳng hằng ngày đối với một người lớn khác có cảm xúc thật là điều quý như vàng”.

Hiện nay, sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc là một vấn đề nan giải, phức tạp và chưa có giải pháp giải quyết cụ thể, rõ ràng. Trong mỗi môi trường làm việc đều tồn lại 3 cấp, bao gồm cá nhân, nhóm và tổ chức.

Bất kỳ sáng kiến nào về sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tại nơi làm việc đều cần nhắm mục tiêu vào tất cả các cấp. Bằng không, tác dụng của chúng sẽ không được duy trì.

Điều này đặc biệt quan trọng trong giáo dục, vì sức khỏe tâm thần của giáo viên không nên được coi là điều mà cá nhân đó phải chịu trách nhiệm một mình. Đó là mối quan tâm chung đối với cộng đồng và trường học (cấp nhóm), cũng như là trách nhiệm của cả hệ thống giáo dục địa phương và toàn cầu (cấp tổ chức).

Bất chấp những mặt tốt của các chatbot AI, cần phải công nhận rằng các ứng dụng này không thể hài hước, sáng tạo, thấu hiểu hay quan tâm - những điều cơ bản chúng ta cần khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Đây là vấn đề cần lưu tâm để từ đó có đánh giá khách quan hơn về hiệu quả của chúng trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần cho từng cá nhân.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

Nguồn Thừa Thiên Huế: https://baothuathienhue.vn/chatbot-ai-co-the-thay-the-nhan-vien-tu-van-va-tri-lieu-hay-khong-a124024.html