Jo Farrell, nhiếp ảnh gia người Anh, đã đi khắp các vùng nông thôn Trung Quốc trong vòng 8 năm để tìm những phụ nữ "gót sen vàng ba tấc". Theo các nhà sử học, tục lệ bó chân bắt đầu vào thế kỷ thứ 10 với quan niệm nâng cao địa vị và sự giàu có cho người phụ nữ. Tại nhiều làng quê, nhiều thiếu nữ tiếp tục bó chân, bất chấp lệnh cấm của chính quyền vào năm 1912.
Xã hội phong kiến Trung Quốc quan niệm bàn chân nhỏ là đỉnh cao vẻ đẹp của người con gái. Một nhà nghiên cứu sử học cho biết bàn chân sen hạn chế sự di chuyển của người phụ nữ, khiến họ phụ thuộc vào chồng và gia đình.
Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái khi đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Họ cho biết việc bó sẽ dễ dàng hơn khi khung xương chân của các bé gái chưa phát triển toàn diện. Quá trình thực hiện thường bắt đầu vào mùa đông khi chân trẻ tê lạnh để chúng đỡ đau đớn hơn.
Các bé gái sẽ ngâm chân vào nước thảo mộc và máu động vật. Sau đó, các bà hoặc các mẹ sẽ cắt sâu phần móng để ngăn sự phát triển và tránh nhiễm trùng.
Phụ nữ Trung Quốc sử dụng vải để bó chặt chân sau khi họ bẻ gãy gập các đầu ngón xuống lòng bàn chân.
Họ sẽ bó chặt hơn những bàn chân đó sau mỗi lần tháo vải định kỳ để rửa và xoa bóp.
Nhiễm trùng là hậu quả phổ biến nhất sau khi những bé gái bó chân. Móng chân sẽ phát triển, đâm vào thịt khiến thịt rữa. Ngón chân của nhiều người rụng và họ và chết vì nhiễm trùng.
Nhiếp ảnh gia chia sẻ hình ảnh những người phụ nữ bó chân từ nhiều vùng quê nghèo của Trung Quốc.
Cụ bà Zhao Hua Hong là một trong những người từng thực hiện bó chân còn sống đến ngày nay.
Khi trưởng thành, người bó chân có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. Những người phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ gãy xương chậu và các xương khác cao khi ngã. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Nhiều người gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc làm việc do sự thay đổi cơ chế của đất nước.
Cụ bà trong ảnh một trong những nhân chứng cuối cùng của tục bó chân tại Trung Quốc.
"Mọi người trong gia đình đã trêu chọc tôi tại lễ mừng thọ của ông nội vì tôi có đôi bàn chân to. Vì thế mẹ tôi quyết định bó chân tôi vào ngay ngày hôm sau", một cụ bà kể lại.
Nữ nhiếp ảnh gia cho biết hầu hết những người bó chân muốn quên quá khứ.
Farrell cho biết, ba người phụ nữ bó chân đã qua đời từ khi cô bắt đầu dự án.
Nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Đó là truyền thống giúp phụ nữ tìm người bạn đời phù hợp và danh giá. Những bà mối hay mẹ chồng tương lai luôn coi đó là dấu hiệu chứng tỏ các cô gái sẽ trở thành vợ tốt."
Farrell hy vọng những bức ảnh của cô sẽ nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về tục lệ này, góp phần cho công cuộc nghiên cứu nhân chủng học hoặc trở thành vật trưng bày tại các triển lãm.
Theo Đinh Nhung/ Zingnews