Thể lệ Cuộc thi 'Tìm hiểu 80 truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam'

Thông qua cuộc thi khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ đối với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng trước yêu cầu của cuộc sống, của Đảng, của nhân dân; tiếp tục lao động sáng tạo, nhiệt tình cống hiến cho sự phát triển của Văn học nghệ thuật vì sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Thiết thực Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ, văn nghệ sĩ và mọi tầng lớp nhân dân tìm hiểu sâu hơn về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, được sự đồng ý của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Thời báo Văn học Nghệ thuật phối hợp với công ty cổ phần giáo dục EEC Việt Nam tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm Truyền thống Vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng” với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”.

Cuộc thi nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời góp phần tuyên truyền sâu rộng những giá trị lịch sử quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuộc thi cũng nhằm huy động các văn nghệ sĩ và bạn đọc cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam tham dự cuộc thi, sưu tầm tài liệu, hình ảnh tìm hiểu về bối cảnh ra đời, quá trình xây dựng và trưởng thành cùng những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng và những thành tựu của Văn học nghệ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Thông qua cuộc thi khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ đối với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng trước yêu cầu của cuộc sống, của Đảng, của nhân dân; tiếp tục lao động sáng tạo, nhiệt tình cống hiến cho sự phát triển của Văn học nghệ thuật vì sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tuyên truyền sâu rộng: Giới thiệu và lan tỏa những giá trị lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua 80 năm chiến đấu và trưởng thành đến đông đảo nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Góp phần thúc đẩy tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước thông qua việc tôn vinh những đóng góp của lực lượng quân đội.

Tạo sân chơi học thuật và sáng tạo: Khuyến khích người tham gia nghiên cứu, tìm hiểu và thể hiện kiến thức của mình về lịch sử quân đội qua các bài thi đa dạng hình thức thể hiện.

Đối tượng tham gia: Văn nghệ sĩ và tất cả công dân Việt Nam, bao gồm học sinh, sinh viên, cán bộ, chiến sĩ, lục lượng vũ trang, công nhân viên chức, và nhân dân cả nước.- Không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp, khuyến khích sự tham gia của các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Nội dung cuộc thi:

- Cuộc thi tập trung tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 80 năm.

- Tôn vinh các chiến công, đóng góp của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đề cao sự phát triển của quân đội trong thời kỳ hiện đại và vai trò quan trọng của quân đội trong công cuộc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc gia, hội nhập quốc tế.

Gắn các mốc lịch sử quan trọng với dấu ấn đặc biệt của các tác phẩm văn học nghệ thuật, tạo ra sự sinh động, hấp dẫn riêng của cuộc thi.

Cuộc thi có 9 câu hỏi chính và 01 câu hỏi phụ như sau:

Câu 1. Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam có tên gọi là gì, được thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu, có bao nhiêu người? Ai là chỉ huy chung đầu tiên?

Câu 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? Ai là Tổng chỉ huy chiến dịch? Ai là người bắt sống tưởng Đờ Cát ? Ai là người cầm cở trên nóc hầm Đờ Cát. Bài hát “Giải phóng Điện Biên” do ai sáng tác và sáng tác vào ngày tháng năm nào?

Câu 3. Quân Giải phóng miền Nam được thành lập ngày tháng năm nào? Tại đâu? Hãy kể tên, thời gian, địa điểm một số trận đánh tiêu biểu của Quân Giải phóng mà bạn biết? Bài hát “Mỗi bước ta đi” và bài hát “Ta là chiến sĩ Giải phóng quân” do ai sáng tác?

Câu 4. Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra từ ngày nào đến ngày nào? Quân và dân ta đã bắn rơi bao nhiêu máy bay trong đó có bao nhiêu máy bay B52. Phi công nào của Không quân Việt Nam bắn rơi máy bay B52 đầu tiên. Bài hát “Tên lửa ta đánh rất hay” do ai sáng tác?

Câu 5. Ngày truyền thống của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là ngày tháng năm nào ? Nhiệm vụ chính của con đường huyền thoại này là gì? Bài hát “Cô gái mở đường” và “Đường Trường Sơn xe anh qua” là của tác giả nào? Kể tên một bài thơ về Dường Trướng Sơn mà bạn thích nhất?

Câu 6. Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày, tháng, năm nào? Kết thúc vào mấy giờ, ngày, tháng, năm? Hãy chọn bức ảnh tiêu biểu nhất của sự kiện lịch sử này mà bạn thích và cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến thắng vĩ đại đó. Bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và bài hát “Đất nước trọn niềm vui “ là của tác giả nào?

Câu 7. “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - Câu nói này của ai? Vào ngày tháng năm nào? Bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” là của ai sáng tác?

Câu 8. Hãy kể tên và tác giả 10 bài hát được quy định trong quân đội.

Câu 9. Hãy kể tên các văn nghệ sĩ quân đội được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh mà bạn biết ? Hiện nay Bộ Quốc phòng có Giải thưởng nào về văn học nghệ thuật - báo chí?

Câu 10. Là một công dân, bạn suy nghĩ thế nào về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo bạn, có bao nhiêu người dự thi?

Hình thức thi: Viết bài trả theo các câu hỏi, kèm hình ảnh tư liệu minh họa, trình bày sáng tạo, đóng thành tập gửi theo đường Bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa soạn. Bạn đọc ở xa hoặc không có điều kiện đóng tập có thể gửi bản thao qua thư điện tử, Ban Tổ chức sẽ giúp đóng tập.

Ngoài các cá nhân dự thi, Ban Tổ chức khuyến khích các tập thể dự thi để lan tỏa cuộc thi rộng khắp trong cả nước.

- Thời gian nhận tác phẩm: từ ngày 25/10/2024 đến ngày 10/12/2024.

- Nơi nhận: Tòa soạn Thời báo Văn học nghệ thuật: Nhà A, tầng 1, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, số 32 phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội

- Quy cách bài dự thi: Bài dự thi được đánh máy vi tính hoặc viết tay, có hình ảnh tư liệu minh họa, viết trên một hoặc hai mặt giấy, có ghi số trang, đống thành tập, có bìa hoặc không có bìa. Ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo, ghi rõ họ tên, bút danh, nghệ danh, nghề nghiệp, địa chỉ cư trú hiện nay, số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.

Yêu cầu: Cuộc thi phải được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Gắn nội dung cuộc thi với việc tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng qua các giai đoạn lịch sử của Đất nước và trách nhiệm của văn nghệ sĩ, của mỗi người dân đối với sự nghiệp quốc phòng toàn dân và xây dựng quân đội chính quy hiện đại.

Điều kiện dự thi:

Người dự thi đồng nghĩa với việc chấp nhận quy chế của cuộc thi.

Người đang có án tích không được dự thi.

Mỗi người thi có thể dự thi nhiều bài nhưng chỉ được lấy một tên và một địa chỉ.

Người dự thi có thể có nhiều bài trúng giải nhưng chỉ được nhận một giải cao nhất.

Bài dự thi được giải và không được giải Ban Tổ chức không trả lại bản thảo.

Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về việc thất lạc tác phẩm dự thi khi chưa nhận được bản thảo.

Tùy theo kết quả vận động tài trợ Ban Tổ chức có thể điều chỉnh giá trị Giải thưởng cho phù hợp.

Giải thưởng:

Giải đặc biệt: 10 triệu đồng; 01 giải Nhất 8 triệu đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải 5 triệu đồng; 05 giải Ba, mỗi giải 3 triệu đồng;10 Giải Khuyến khích, mỗi giải 2 triệu đồng.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cuộc thi cũng trao các Giải thưởng khác: Bài dự thi trình bày ấn tượng nhất; Đơn vị tập thể có đông người dự thi nhất; Đơn vị có hình thức vận động tham gia cuộc thi đặc sắc nhất; Người cao tuổi nhất; Cựu chiến binh cao tuổi nhất; Người trẻ tuổi nhất; Người nước ngoài ở Việt Nam dự thi; Đơn vị lực lượng vũ trang đông người dự thi nhất.

Báo Trà Vinh Online

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/trong-nuoc/the-le-cuoc-thi-tim-hieu-80-truyen-thong-ve-vang-cua-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-41103.html