Thế 'tiến thoái lưỡng nan' về an ninh của EU

Các nước Liên minh Châu Âu (EU) đã sẵn sàng rời bỏ Mỹ chưa? Câu hỏi này vẫn chưa thể có lời giải đáp.

Các nước Liên minh Châu Âu (EU) đã sẵn sàng rời bỏ Mỹ chưa? Câu hỏi này vẫn chưa thể có lời giải đáp.

Quan hệ EU-Mỹ đang gặp nhiều sóng gió dưới thời Tổng thống Donald Trump. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tại Brussels.

Quan hệ EU-Mỹ đang gặp nhiều sóng gió dưới thời Tổng thống Donald Trump. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tại Brussels.

Các lực lượng cộng đồng xuyên Đại Tây Dương đang tính đến bài toán tái cơ cấu, và trong tương lai gần, có thể sẽ hình thành kiến trúc an ninh mới của Châu Âu. Mỹ đã dẫn đầu việc tái tổ chức này. Igor Avlasenko, Phó giáo sư tại Đại học Nhà nước Belarus, viết rằng, Washington đang tìm cách sửa đổi các ưu tiên chính sách đối ngoại và hợp lý hóa các chi phí liên quan đến việc sửa đổi này.

Gần đây, với việc Mỹ có kế hoạch rút một phần lực lượng vũ trang khỏi Đức, các nhà lãnh đạo của các quốc gia lớn ở Châu Âu đã đưa ra một số tuyên bố cho thấy EU cần trở thành “một cường quốc” địa chính trị độc lập và chuẩn bị đảm nhận một vai trò mới trong một thế giới mà Mỹ không còn là nhà lãnh đạo. Những nhận xét này có thể báo trước sự ra đời của một chính sách chiến lược mới của EU. Điều này sẽ đòi hỏi EU không chỉ độc lập hơn trong các vấn đề quốc phòng và an ninh mà còn thể hiện sự gắn kết hơn và duy trì các lợi ích chính trị và kinh tế của riêng họ.

Hồi tháng 6, Tổng thống Trump chính thức tuyên bố giảm quân số Mỹ tại Đức xuống 10.000 quân. Lý do mà ông chủ Nhà Trắng đưa ra là do Đức chưa bao giờ đạt đến mức chi tiêu quốc phòng 2% GDP, mà Mỹ đã nhấn mạnh gần đây. Washington cũng không hài lòng trước việc Berlin không đóng góp trong việc cắt giảm hỗ trợ cho dự án Dòng chảy Bắc Âu 2. Trước những lời đe dọa của Mỹ về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các Cty liên quan đến việc hoàn thành và sử dụng đường ống dẫn khí đốt thứ hai, một số quan chức Đức cho biết đã sẵn sàng cho một loạt các biện pháp trả đũa.

Trả lời phỏng vấn của một số tờ báo Châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, Châu Âu cần chuẩn bị cho một thế giới bảo đảm an ninh mới, nơi Mỹ không còn ở vị thế lãnh đạo. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Đức cùng với nhận xét vào tháng 11-2019 của Tổng thống Pháp Macron về “cái chết não” của NATO đang khiến mọi việc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vào tháng 6, sau sự cố một tàu Thổ Nhĩ Kỳ hướng đến bờ biển Libya và bị nghi ngờ chở vũ khí cho một bên xung đột Libya, ông Macron đã nhắc lại quan điểm này trong một cuộc họp báo chung với người đồng nghiệp Tunisia. Tổng thống Pháp không nói rằng, không còn cần NATO, nhưng chỉ ra rằng hệ thống ra quyết định của NATO và sự phối hợp hành động của các đồng minh đang gặp khủng hoảng, do đó cho thấy sự cần thiết của EU về quyền tự chủ trong các vấn đề an ninh.

Tuy nhiên, vấn đề là không phải tất cả các quốc gia EU đều ủng hộ quyền tự chủ về an ninh lớn hơn của EU, và tách khỏi Mỹ. Các thành viên EU ở Đông Âu (chủ yếu là Ba Lan) đã chọn cách tận dụng tình hình và củng cố mối quan hệ với Washington. Không giống như Đức, họ sẵn sàng chi ngân sách cho quốc phòng (2% GDP) và thậm chí phân bổ tiền để giữ quân đội Mỹ ở lại, điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của Tổng thống Trump. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki thậm chí bày tỏ hy vọng rằng số lượng binh sĩ và sĩ quan Mỹ tại nước này sẽ tăng lên do việc điều động quân nhân từ Đức sang. Sau đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã chính thức hoan nghênh kế hoạch này trong chuyến thăm Washington. Do đó, Mỹ đang thay đổi trọng tâm vào các đồng minh ở Châu Âu, thay vì Đức là Ba Lan.

Động thái của Ba Lan không gây bất ngờ. Các quốc gia Đông Âu từ lâu đã trở thành điểm nhấn cho sự đoàn kết của NATO. Kể từ năm 2014, khi quan hệ với Nga trở nên khó khăn, họ đã khuyến khích Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trên các vùng lãnh thổ tương ứng. Vì vậy, Ba Lan chỉ đơn giản là tận dụng cơ hội mở ra sau cuộc xung đột Mỹ - Đức. Vì vậy, các lực lượng cộng đồng xuyên Đại Tây Dương đang tính đến bài toán tái cơ cấu, và trong tương lai gần, có thể sẽ hình thành kiến trúc an ninh mới của Châu Âu. Washington dẫn đầu việc tái tổ chức này. Họ đang tìm cách sửa đổi các ưu tiên chính sách đối ngoại và hợp lý hóa các chi phí liên quan đến việc sửa đổi này. Sự hiện diện quân sự của Mỹ đang chuyển từ Trung Âu sang Đông Âu, gần hơn với biên giới của Nga.

Tuy nhiên, EU cần làm nhiều hơn nữa. Xét cho cùng, khái niệm an ninh trong thế giới hiện đại rộng hơn nhiều và bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. An ninh bao gồm việc bảo vệ lợi ích của các Cty thương mại trong nước và tạo ra một môi trường có lợi cho việc tạo ra các hoạt động khác của Châu Âu. Những động thái như vậy thường “chứa đựng” đầy rẫy những cuộc chiến thương mại và trừng phạt gay gắt của Mỹ, tương tự như những cuộc chiến mà Trung Quốc và Nga hiện đang trải qua.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_232073_the-tie-n-thoa-i-luo-ng-nan-ve-an-ninh-cu-a-eu.aspx