Thị trường Năng lượng Quốc tế trong tuần
Giá dầu tăng đầu tuần do căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung leo thang và giảm nhẹ vào cuối tuần do nhu cầu yếu; Một năm khó khăn cho OPEC và các đại gia dầu lửa khi doanh thu xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu thô khối OPEC trong năm giảm mạnh; Sản lượng xuất khẩu dầu thế giới trong tháng 6/2020 rơi xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua; Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt để đe dọa các đối tác châu Âu của Gazprom hoàn thành dự án Nord Stream-2 và phản ứng mạnh mẽ từ phía EU là các tin tức nổi bật của Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần qua.
1.
1. Báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy sản lượng xuất khẩu dầu thế giới trong tháng 6/2020 rơi xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua về tình hình thị trường dầu thế giới, trong tháng 6/2020, xuất khẩu “vàng đen” của thế giới đã giảm 2,4 triệu thùng mỗi ngày (mb/d), chỉ đạt 86,9 triệu thùng mỗi ngày, đây là mức thấp nhất trong 9 năm qua.
2. Một năm khó khăn cho OPEC và các đại gia dầu lửa Doanh thu xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu thô khối OPEC trong năm 2019 giảm 18,4% so với năm 2018 xuống còn 564,9 tỷ USD, trong đó Arab Saudi đạt doanh thu 202,4 tỷ USD, Iraq 80 tỷ USD, Kuwait 52,4 tỷ USD.
3. Trong bối cảnh sản lượng dầu thế giới suy giảm, OPEC nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới cả năm 2020 lên 90,72 triệu bpd.
4. Giá dầu giảm mạnh vào đầu tuần do chịu tác động tiêu cực về số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng mạnh, căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung leo thang và lo ngại OPEC+ nới lỏng hạn ngạch cắt giảm dẫn đến tăng nguồn cung. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ngày 15/7 giao dịch ở ngưỡng 40,73 USD/thùng - tăng 1,09%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 42,9 USD/thùng - tăng 0,42% cho dù các ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng. Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ vào cuối tuần bất chấp OPEC+ quyết định tăng sản lượng khai thác. Tính đến đầu giờ ngày 17/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 40,8 USD/thùng - tăng 0,12%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 43,37 USD/thùng - giảm 0,96%.
5. Mối quan hệ Mỹ - Trung đang ở giai đoạn tồi tệ nhất kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ. Mỹ đã ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, coi các yêu sách này là "bất hợp pháp". Các nước Nhật, Philippines, Malaysia, Úc đồng loạt lên tiếng phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
6. Một đám cháy lớn đã bùng phát sau khi đường ống dẫn dầu Shuqair-Mostorod ở cạnh đường cao tốc ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập bị rò rỉ. Theo giới chức địa phương, vụ cháy đã khiến ít nhất 17 người bị thương.
7. Ngày 15/7, công ty Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) tuyên bố nối lại hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu ở Libya sau khoảng 6 tháng bị phong tỏa do liên quan đến các cuộc xung đột ở nước này. NOC cho biết thêm, việc dừng sản xuất dầu từ ngày 17/1 đã gây thiệt hại lên tới 7 tỷ đô la.
8. Do áp lực từ phía Mỹ và mâu thuẫn tại Liên minh châu Âu, phía Đức đã đẩy nhanh ký kết hợp đồng dài hạn mua khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine vì tin rằng sự nhượng bộ này sẽ làm dịu đi lập trường của Mỹ đối với Nord Stream 2. Tuy nhiên, động thái này không hiệu quả khi phía Mỹ chỉ quan tâm đến việc siết chặt các lệnh trừng phạt để có thể đe dọa các đối tác châu Âu của Gazprom. Đức xem hành động trừng phạt dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream-2) của Mỹ là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
9. Saudi Aramco thông báo cắt giảm 10% nguồn cung dầu nặng và trung bình nặng cho các khách hàng châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ trong tháng 8, và thay bằng dầu nhẹ và siêu nhẹ.
10. Từ 1/8, thuế xuất khẩu dầu thô của Nga tăng 9,1 USD lên 46,9 USD/tấn do giá dầu Urals bình quân giai đoạn 14/7 - 15/8 đạt 43,82 USD/thùng, tương đương 319,9 USD/tấn. Thuế xuất khẩu xăng tăng lên mức 14 USD/tấn, LNG vẫn bằng 0%.
11. Thỏa thuận về điều kiện cung cấp dầu của Nga cho Belarus đã được ký kết tại Moscow sau các cuộc đàm phán giữa thủ tướng hai nước sau một thời gian bất đồng.
12 Lần đầu tiên trong lịch sử, Gazprom Neft đã cung cấp lô dầu Bắc Cực đầu tiên cho Trung Quốc. Dầu chủng loại Novy Port đã được chuyển đến cảng Yên Đài. Khối lượng của đợt đầu tiên lên tới 144 nghìn tấn.