Thị trường tài chính 24h: Cần gia tăng doanh nghiệp niêm yết có chất lượng cao
VN-Index tiếp tục giảm nhẹ; Đã đến lúc bỏ room tín dụng; Thúc đẩy thị trường sơ cấp: Chuyện 'con gà - quả trứng'; Nhiều điểm tựa trong quý IV; Xu hướng tăng rõ ràng hơn…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 30/9 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 81,50 – 83,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 13,9 USD xuống 2.658,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục lùi bước vào về gần 2.657 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 100,33 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.093 đồng/USD, giảm 25 đồng so với phiên cuối tuần qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.400 – 24.740 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 65.600 USD lên 65.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã bị bán mạnh và giảm về 63.600 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,08 USD (-0,12%), xuống 68,10 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,33 USD (-0,46%), xuống 71,65 USD/thùng.
VN-Index giảm nhẹ
Thị trường mở cửa giảm điểm từ sớm, ,hưng lực cầu giá thấp vẫn hiện hữu quanh hỗ trợ 1.285 đã giúp VN-Index khó giảm sâu.
Sau giờ nghỉ trưa, thị trường để mất mốc 1.285 điểm, nhưng ngay khi “chớm thủng” vùng giá này, lực cầu đã xuất hiện và giải nguy giúp VN-Index bật hồi. Tuy nhiên, chỉ số vẫn đóng cửa với mức giảm nhẹ và duy trì trạng thái giao dịch tích lũy và điều chỉnh nhẹ quanh vùng 1.280-1.290 điểm.
Tính chung trong cả tháng 9 này, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ được hơn 4 điểm, từ 1.283,87 lên 1.287,94 điểm.
Kết thúc quý III/2024, chỉ số VN-Index tăng 3,42% so với quý II và tăng 13,98% so với cuối năm 2023.
Kết thúc phiên giao dịch 30/9: VN-Index giảm 2,98 điểm (-0,23%) xuống 1.287,94 điểm; HNX-Index giảm 0,8 điểm (-0,34%) xuống 234,91 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,42%) lên 93,9 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chính trên Phố Wall trái chiều trong phiên thứ Sáu (27/9), khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu mới cho thấy lạm phát tiếp tục hạ nhiệt.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 8, thước đo lạm phát ưa thích của Fed chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,2% trên cơ sở hàng năm.
Trong tuần, Dow Jone tăng 0,6%, S&P 500 tăng 0,6% và Nasdaq Composite tăng gần 1%.
Kết thúc phiên 27/9: Chỉ số Dow Jones tăng 173,89 điểm (+0,33%), lên 42.313,00 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,20 điểm (-0,13%), xuống 5.738,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 70,70 điểm (-0,39%), xuống 18.119,59 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản lao dốc mạnh, sau khi đảng Dân chủ Tự do cầm quyền chọn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba kế nhiệm Thủ tướng Fumio Kishida.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 4,8% xuống 37.919,55 điểm. Chỉ số Topix giảm 3,47% xuống 2.645,94 điểm.
Ông Ishiba đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các động thái của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm tăng lãi suất từ mức gần bằng 0. Ông cũng ủng hộ các chính sách khác, chẳng hạn như có thể tăng thuế doanh nghiệp, được coi là ít thân thiện với thị trường.
Thị trường cũng chịu áp lực bởi đồng USD đã giảm từ hơn 146 yên/USD xuống dưới 143 yên/USD sau khi cuộc bỏ phiếu của đảng cầm quyền kết thúc vào cuối ngày thứ Sáu.
Chứng khoán Trung Quốc đã mở rộng một trong những bước ngoặt đáng chú ý nhất trong lịch sử, tăng vọt trong ngày thứ chín liên tiếp khi kích thích của chính phủ lôi kéo các nhà đầu tư trở lại một trong những thị trường bị đánh bại nhiều nhất trên toàn thế giới.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 8,06% lên 3.336,50 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 8,48% lên 4.017,85 điểm.
Chỉ số CSI 300 đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 2008 khi các nhà giao dịch đổ xô mua cổ phiếu trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Chỉ số này trước đó đã mất hơn 45% từ mức cao nhất năm 2021 cho đến giữa tháng 9, và kể từ đó đã hồi phục hơn 20% để bước vào thị trường giá lên.
Mức tăng đến sau khi ba trong số các thành phố lớn nhất của Trung Quốc nới lỏng các quy tắc đối với người mua nhà, trong khi ngân hàng trung ương cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy cắt giảm lãi suất thế chấp.
Các biện pháp mới nhất là một trong những yếu tố chính của gói kích thích sâu rộng được công bố hôm thứ Ba, bao gồm cắt giảm lãi suất, nâng thanh khoản tiền mặt cho các ngân hàng…
Nhu cầu đối với chứng khoán Trung Quốc mạnh mẽ vào thứ Hai đến nỗi một số công ty môi giới địa phương đã gặp phải sự chậm trễ trong việc xử lý các lệnh đặt mua trên các ứng dụng giao dịch của họ, với một số công ty chứng khoán cũng nhận thấy sự gia tăng nhu cầu mở tài khoản giao dịch mới.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh và đưa thị trường ghi nhận tháng tốt nhất trong gần hai năm.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,43% lên 21.133,68 điểm và tăng 17% trong tháng 9, tháng tốt nhất kể từ tháng 11/2022. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,88% lên 7.509,79 điểm.
Các nhà giao dịch tăng cường đặt cược vào chứng khoán Trung Quốc khi UBS và Nomura nâng mục tiêu đối với các chỉ số chuẩn chính vào thời điểm cuối năm.
UBS nâng dự báo chỉ số Hang Seng sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 22.100 điểm và chỉ số MSCI Hồng Kông sẽ đạt 9.600 điểm. Cả hai chỉ tiêu đều được nâng lần lượt là 7% và 1%.
Phiên này, các nhà phát triển Trung Quốc dẫn đầu đà tăng, với Longfor Group tăng 9,6% và China Resources Land tăng 2,7%. Các cổ phiếu công nghệ lớn với Alibaba Group Holding tăng 7,3% và JD.com tăng 9,9%
Chứng khoán Hàn Quốc lao dốc, ảnh hưởng bởi đồng won đạt mức cao nhất gần chín tháng, phần lớn là do đồng yên Nhật tăng mạnh.
Đóng cửa KOSPI chuẩn giảm mạnh 2,13% xuống 2.593,27, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 9.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tháo lượng cổ phiếu trị giá 1.000 tỷ won (764 triệu USD) và ghi nhận tổng lượng bán ròng trong tháng 9 này tới 7.900 tỷ won - mức cao nhất kể từ tháng 5/2021.
Kết thúc phiên 30/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1.910,01 điểm (-4,80%), xuống 37.919,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 248,97 điểm (+8,06%), lên 3.336,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 501,38 điểm (+2,43%), lên 21.133,68 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 56,51 điểm (-2,13%), xuống 2.593,27 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Đã đến lúc bỏ room tín dụng
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Quang Dũng cho biết, NHNN đang nghiên cứu lộ trình dỡ bỏ dần việc áp dụng room tín dụng theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ..>> Chi tiết
- Thúc đẩy thị trường sơ cấp: Chuyện “con gà - quả trứng”
Gia tăng doanh nghiệp niêm yết có chất lượng cao, có sức hút đầu tư sẽ thúc đẩy sự sôi động của thị trường, việc huy động vốn cho doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao sẽ được kích hoạt. Việc phát triển kinh tế Việt Nam được thúc đẩy, tài sản quốc gia được gia tăng..>> Chi tiết
- Nhiều điểm tựa trong quý IV
Dù vẫn chịu áp lực lớn tại vùng tâm lý 1.300 điểm, nhưng thị trường tuần qua diễn biến khá tích cực với nhiều phiên tăng điểm, đặc biệt có những phiên bứt phá nhờ diễn biến cổ phiếu ngân hàng..>> Chi tiết
- Xu hướng tăng rõ ràng hơn
Trong tuần giao dịch từ 23 - 27/9/2024, VN-Index có diễn biến tích cực khi có thời điểm chạm đến ngưỡng 1.300 điểm sau 4 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số chỉ giảm điểm vào phiên cuối tuần do áp lực chốt lời gia tăng..>> Chi tiết