Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán dự kiến sẽ dao động tích lũy trong biên độ hẹp

VN-Index giảm điểm nhẹ; Thúc tăng trưởng tín dụng: Cần đồng bộ các giải pháp; Dự cảm thị trường tháng 9; Củng cố sức bật; 'Nội công, ngoại kích'; Ăn mừng hay tuyệt vọng khi Fed hạ lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 9/9 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,50 – 80,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 19,3 USD xuống 2.497,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và đi ngang ở ngay quanh 2.495 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,55 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.177 đồng/USD, giảm 25 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.500 – 24.840 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 54.500 xuống 53.900 USD, thì sang ngày hôm nay đã dần hồi phục và lên trên 55.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,76 USD (+1,12%), lên 68,43 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,71 USD (+1,00%), lên 71,74 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 6 điểm

Thị trường sớm giảm điểm ngay khi mở cửa, khi bảng điện tử tràn ngập sắc đỏ và chỉ số VN-Index có lúc đã giảm hơn 10 điểm trước khi bật hồi thu hẹp đà giảm về cuối phiên.

Thị trường ghi nhận thêm phiên giảm điểm không quá lớn và mốc 1.260 điểm vẫn đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ. Điều đáng nói chính là thanh khoản sụt giảm mạnh mẽ, thuộc top những phiên có thanh khoản thấp nhất kể từ đầu năm.

Kết thúc phiên giao dịch 9/9: VN-Index giảm 6,23 điểm (-0,49%), xuống 1.267,73 điểm; HNX-Index giảm 1,19 điểm (-0,51%), xuống 233,46 điểm; UPCoM-Index giảm 0,36 điểm (-0,39%), xuống 93 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên thứ Sáu (6/9), khi báo cáo việc làm tháng 8 yếu kém đã khiến lực bán gia tăng.

Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 142.000 việc làm mới trong tháng 8, thấp hơn so với dự báo 161.000. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4.2%, trùng khớp với dự báo.

Trong tuần, Dow Jones giảm 2,9%, S&P 500 giảm 4,3%, Nasdaq Composite giảm 5,8%.

Kết thúc phiên 6/9: Chỉ số Dow Jones giảm 410,34 điểm (-1,01%), xuống 40.345,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 94,99 điểm (-1,73%), xuống 5.408,42 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 436,83 điểm (-2,55%), xuống 16.690,83 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, với nhóm cổ phiếu công dẫn đầu đà đi xuống, mặc dù đà giảm được hạn chế khi đồng yên lùi bước khỏi mức cao nhất trong một tháng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,48% xuống 36.215,75 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,68% xuống 2.579,73 điểm.

Cổ phiếu ngành bán dẫn dẫn đầu đà giảm trong gần như suốt cả phiên, sau khi chịu ảnh hưởng bởi đà sụt giảm giảm của nhóm cùng ngành trên Phố Wall phiên cuối tuần trước. Theo đó, gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 2,27%, nhà sản xuất máy móc thử nghiệm chip Lasertec giảm 4,8%.

Một điểm sáng là Seven &; i Holdings, với mức tăng 2,41% và là một trong những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trên Nikkei 225.

Công ty Alimentation Couche-Tard cho biết hôm Chủ nhật rằng họ sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận thêm với Seven &; i Holdings, sau khi đề nghị M&A ban đầu trị giá 38,5 tỷ USD bị từ chối.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng không đủ sức thuyết phục về tăng trưởng nhu cầu, trong khi chỉ số giá sản xuất lại suy giảm.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,06% xuống 2.736,49 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,19% xuống 3.192,95 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Trung Quốc ước tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng tích cực đầu tiên kể từ tháng 6/2023. Nhưng đà tăng này không hẳn do nhu cầu tăng trở lại, mà chủ yếu bởi giá thực phẩm leo thang do ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 8 đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm ước tính 1,4% theo kết quả thăm dò của Reuters.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, sau khi các dữ liệu kinh tế yếu kém về tiêu dùng và sản xuất từ Đại lục khiến lo ngại gia tăng về suy thoái kinh tế.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,55% xuống 17.165,57 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,86% xuống 5.991,93 điểm.

Chỉ số công nghệ dẫn đầu đà giảm khi để mất 2%, với Alibaba Group Holding giảm 1,7%, JD.com giảm 2,9% và Tencent giảm 1,7%.

Cổ phiếu đáng chú ý khác là China Renaissance đã giảm tới 72%, khi được giao dịch trở lại sau hơn một năm bị đình chỉ, do không thể công bố kết quả kiểm toán năm 2022.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do ảnh hưởng tâm lý bởi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố cuối tuần trước không đạt kỳ vọng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 8,35 điểm, tương đương 0,33% xuống 2.535,93 điểm.

Kết thúc phiên 9/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 175,72 điểm (-0,48%), xuống 36.215,75 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 29,32 điểm (-1,06%), xuống 2.736,49 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 247,34 điểm (-1,42%), xuống 17.196,96 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 8,35 điểm (-0,33%), xuống 2.535,93 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Thúc tăng trưởng tín dụng: Cần đồng bộ các giải pháp

Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu Công ty Chứng khoán MB (MBS), các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cần được triển khai đồng bộ, hiệu quả từ cơ cấu sản phẩm cho đến đối tượng khách hàng, hướng đến các lĩnh vực có nhu cầu vốn thực của nền kinh tế..>> Chi tiết

- Dự cảm thị trường tháng 9

Sau giai đoạn biến động mạnh, thị trường chứng khoán tháng 9/2024 dự kiến sẽ dao động tích lũy trong biên độ hẹp, với các nhịp tăng giảm đan xen trước khi kiểm định lại ngưỡng 1.300 điểm..>> Chi tiết

- Củng cố sức bật

VN-Index đang củng cố sức bật trước ngưỡng 1.300 điểm trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu điều chỉnh. Kỳ vọng, các tín hiệu xác nhận chỉ số tạo đáy phía trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn sẽ xuất hiện trong tuần mới..>> Chi tiết

- “Nội công, ngoại kích”

VN-Index mở cửa tuần đầu tiên sau đợt nghỉ lễ Quốc khánh dài ngày trong sắc đỏ, đáng chú ý khối ngoại cấp tập bán ra trong phiên này, giá trị bán ròng lên tới gần 2.000 tỷ đồng, tập trung vào các mã blue-chip như HPG, DGC, FPT, MWG, VPB...>> Chi tiết

- Ăn mừng hay tuyệt vọng khi Fed hạ lãi suất

Soi biến động thị trường trong quá khứ và gần đây, vàng có vẻ hưởng lợi nhiều hơn chứng khoán, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu cắt giảm lãi suất cơ bản sau một thời gian dài..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-chung-khoan-du-kien-se-dao-dong-tich-luy-trong-bien-do-hep-post353346.html