Thị trường tài chính 24h: Cơ hội đầu tư hiện tại không dễ tìm kiếm như giai đoạn trước
VN-Index nhích lên gần 1.280 điểm; Ngân hàng không dễ cho vay mua nhà; Áp lực khi dòng vốn ngoại rút ròng; 'Bệ đỡ' cho thị trường chứng khoán quý III; Fed cho biết chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/7 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 26,7 USD lên 2.356,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,25 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.251 đồng/USD, giảm 7 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.243 – 25.463 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 61.900 USD xuống 60.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về 57.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,43 USD (-0,51%), xuống 83,45 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,37 USD (-0,42%), xuống 86,97 USD/thùng.
VN-Index tiếp tục tăng nhẹ
Thêm một phiên giao dịch ảm đạm của thị trường với thanh khoản gần như mất hút ngay từ sớm. Áp lực phân hóa gia tăng trên bảng điện tử, nhưng biên độ giá các cổ phiếu phần lớn chỉ ở mức thấp, khiến VN-Index giằng co, rung lắc nhẹ và đóng cửa ở gần mốc cản 1.280 điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 16,39 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 534,05 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/7: VN-Index tăng 3,04 điểm (+0,24%), lên 1.279,89 điểm; HNX-Index tăng 0,45 điểm (+0,19%), lên 241,88 điểm; UpCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,37%), lên 98,26 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên thứ tư (2/7), với Dow Jones lùi bước, trong khi S&P 500 và Nasdaq tiếp tục nhích lên, khi dữ liệu chỉ ra nền kinh tế suy yếu làm dấy lên hy vọng Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Khu vực tư nhân tại Mỹ tạo ra 150.000 việc làm trong tháng Sáu, giảm so với mức 157.000 việc làm trong tháng Năm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp ghi nhận việc làm mới suy giảm.
Kết thúc phiên 3/7: Chỉ số Dow Jones giảm 23,85 điểm (-0,06%), xuống 39.308,00 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 28,01 điểm (+0,51%), lên 5.537,02 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 159,54 điểm (+0,88%), lên 18.188,30 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, dẫn đầu bởi sự gia tăng cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô, tài chính và các công ty công nghệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,82% lên 40.913,65 điểm, dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ, với Advantest tăng 2,14%, SoftBank Group tăng 4,53%. Chỉ số Topix tăng 0,92% lên 2.898,47 điểm, vượt qua mức đỉnh trước đó từ 34 năm trước.
Các cổ phiếu ô tô với Toyota Motor tăng 1,98%, Honda Motor tăng 3%. Nhóm tài chính với Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1,47% và Mizuho Financial Group tăng 3,45%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm bị được kéo bởi cổ phiếu bất động sản.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,84% xuống 2.957,57 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,51% xuống 3.445,81 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi lĩnh vực bất động sản giảm tới 3,08% và đóng vai trò là lực cản lớn nhất đối với thị trường.
Chứng khoán Hồng Kông tăng khi giới đầu tư quay trở lại thị trường sau những bình luận ôn hòa của Fed về lạm phát.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,28% lên 18.028,28 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,23% lên 6.470,86 điểm.
Hai cổ phiếu xe điện đáng chú ý là BYD tăng 1,9% và Li Auto tăng 3,9%, sau khi Reuters đưa tin rằng nhóm các công ty công nghiệp ô tô Đức đã kêu gọi EU giảm thuế bổ sung đối với xe điện của Trung Quốc.
Trong khi đó, biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed cho thấy các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ đã cảm thấy “áp lực giá đang giảm dần”. Theo công cụ CME Fedwatch, khả năng cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 của Fed đã tăng lên 67% từ mức 51% một tháng trước.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng theo chân Phố Wall đêm qua, nhờ kỳ vọng gia tăng về khả năng cắt giảm lãi suất.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 30,93 điểm, tương đương 1,11%, lên 2.824,94 điểm trong 15 phút giao dịch đầu tiên.
Các cổ phiếu lớn như Samsung Electronics tăng 3,43% và Hyundai Motor tăng 0,54%. KB Financial Group tăng 1,78% và Hanwha Aerospace tăng 3,9%.
Kết thúc phiên 4/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 332,89 điểm (+0,82%), lên 40.913,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 24,81 điểm (-0,83%), xuống 2.957,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 49,71 điểm (+0,28%), lên 18.028,28 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 30,93 điểm (+1,11%), lên 2.824,94 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng không dễ cho vay mua nhà
Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà xuống mức thấp, song các nhà băng cho hay, cầu vốn mua nhà của khách hàng vẫn tăng chậm..>> Chi tiết
- Áp lực khi dòng vốn ngoại rút ròng
Giá trị bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đến hết quý II/2024 là trên 52.700 tỷ đồng. Nửa năm, khối ngoại bán ròng gấp 2,26 lần cả năm 2023 và xấp xỉ 87% giá trị bán ròng kỷ lục từng xác lập năm 2021..>> Chi tiết
- "Bệ đỡ" cho thị trường chứng khoán quý III
Định giá thị trường hiện tại không đắt nhưng không còn rẻ, nên cơ hội đầu tư không dễ kiếm tìm như giai đoạn trước. Nếu đặt kỳ vọng năm 2025, thị trường sẽ hồi phục tốt nhờ chất xúc tác nâng hạng thị trường thì nhịp điều chỉnh ở giai đoạn này sẽ là cơ hội tuyệt vời để mua vào..>> Chi tiết
- Fed cho biết chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất
Biên bản cuộc họp được công bố hôm thứ Tư (3/7) cho thấy, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tại cuộc họp tháng 6 đã chỉ ra rằng lạm phát đang đi đúng hướng nhưng không đủ nhanh để hạ lãi suất..>> Chi tiết