Thị trường tài chính 24h: Nhiệm vụ của các nhà băng là tiếp tục hạ lãi suất cho vay
VN-Index giảm gần 7 điểm; Áp lực hạ lãi suất cho vay; Săn hàng 'khuyến mại'; Cổ phiếu nông nghiệp lệch pha; Lạm phát của Mỹ tiếp tục hạ nhiệt, mở đường cho Fed giảm lãi suất…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 15/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,00 – 80,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 17,1 USD xuống 2.448 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên trên 2.455 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,59 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.254 đồng/USD, giảm 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.870 – 25.210 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ 61.100 xuống 59.300 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và về 58.400 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,45 USD (+0,58%), lên 77,43 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,45 USD (+0,56%), lên 80,17 USD/thùng.
VN-Index giảm gần 7 điểm
Sau phiên sáng giao dịch thận trọng và khá ảm đạm do dòng tiền vẫn yếu khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm, thị trường bước sang phiên chiều tiếp diễn trạng thái rung lắc, xoay nhẹ quanh ngưỡng 1.225 điểm cho đến khi đóng cửa.
Trong khi đó, phiên đáo hạn phái sinh hôm nay khiến nhà đầu tư càng có thêm lý do để đứng ngoài và thanh khoản theo đó đã xuống rất thấp.
Kết thúc phiên giao dịch 15/8: VN-Index giảm 6,80 điểm (-0,55%), xuống 1.223,56 điểm; HNX-Index giảm 1,14 điểm (-0,50%), xuống 228,54 điểm; UpCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,50%), xuống 92,18 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Tư (14/8), sau khi dữ liệu CPI được công bố cho thấy dấu hiệu tăng chậm lại.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 của Mỹ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 3% trong tháng 6 và là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. So với tháng trước, CPI tăng 0,2%.
Kết thúc phiên 14/8: Chỉ số Dow Jones tăng 242,75 điểm (+0,61%), lên 40.008,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 20,78 điểm (+0,38%), lên 5.455,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 4,99 điểm (+0,03%), lên 17.192,60 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các nhà đầu tư mua mạnh hơn các cổ phiếu có định giá thấp sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế tốt hơn trong quý vừa qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,78% lên 36.726,64 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,73% lên 2.600,75 điểm.
Các cổ phiếu nhạy cảm với hoạt động của nền kinh tế đã nhận được hỗ trợ từ dữ liệu được điều chỉnh cho thấy nền kinh tế Nhật Bản tăng 3,1% trong quý vừa qua.
Phố Wall tăng tốt phiên đêm qua cũng đã hỗ trợ Nikkei 225, khi dữ liệu CPI tháng 7 của Mỹ hạ nhiệt đã thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng tới.
Trong số các cổ phiếu riêng lẻ, Mizuho Financial Group tăng 4% và Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 2,7%.
Cổ phiếu lớn Fast Retailing tăng 2,2% và đóng góp lớn nhất cho Nikkei 225, theo sau là SoftBank Group tăng 2,1%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi giới đầu tư tăng khả năng về việc sẽ có nhiều biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn sau các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,94% lên 2.877,36 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,99% lên 3.341,95 điểm.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy sản lượng công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, chậm lại so với mức 5,3% của tháng 6 và thấp hơn dự báo tăng 5,2% của các nhà phân tích.
Ngược lại, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 7 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, lên gần 3.780 tỷ nhân dân tệ (khoảng 528,82 tỷ USD).
Trong khi đó, giá nhà mới tại Trung Quốc tiếp tục giảm 4,9%, tốc độ nhanh nhất trong 9 năm vào tháng 7, khi các chính sách hỗ trợ chưa thể ổn định thị trường bất động sản.
Nhìn chung, các nhà phân tích cho biết dữ liệu này làm tăng tính cấp thiết để các nhà hoạch định chính sách đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nhằm vào người tiêu dùng thay vì đổ tiền vào cơ sở hạ tầng.
Chứng khoán Hồng Kông giằng co và đóng cửa gần như ít thay đổi, sau khi một loạt dữ liệu kinh tế trái chiều đã thúc đẩy khả năng Bắc Kinh sẽ triển khai nhiều biện pháp hơn để kích thích nền kinh tế.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,02% xuống 17.109,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,17% lên 6.035,27 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch ngày Giải phóng.
Kết thúc phiên 15/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 284,21 điểm (+0,78%), lên 36.726,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 26,70 điểm (+0,94%), lên 2.877,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 4,28 điểm (-0,03%), xuống 17.109,14 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Áp lực hạ lãi suất cho vay
Trong khi phải tăng lãi suất huy động để dòng tiền tiết kiệm ở lại ngân hàng và đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng lên, nhiệm vụ của các nhà băng là tiếp tục hạ lãi suất cho vay..>> Chi tiết
- Săn hàng “khuyến mại”
Phiên giao dịch ngày 5/8 đã gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư khi VN-Index giảm xấp xỉ 50 điểm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của không ít nhà đầu tư có kinh nghiệm, đây lại là cơ hội..>> Chi tiết
- Cổ phiếu nông nghiệp lệch pha
Dù giá nông sản neo cao, nhưng kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu của các doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán lại có sự phân hóa và chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Lạm phát của Mỹ tiếp tục hạ nhiệt, mở đường cho Fed giảm lãi suất
Giá tiêu dùng của Mỹ đã phục hồi như dự kiến vào tháng 7, nhưng xu hướng này vẫn phù hợp với lạm phát giảm và không làm thay đổi kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới..>> Chi tiết