Thị trường tài chính 24h: Những đợt giảm mạnh luôn là cơ hội để mua cổ phiếu tiềm năng
VN-Index không đổi ở mức 1.230 điểm; Lợi nhuận ngân hàng sẽ sáng hơn; Bình tĩnh lọc cơ hội; Thị trường trái phiếu 'ấm' lại; ECB có thể hạ lãi suất vào tháng 9 và tháng 12…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 14/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,00 – 80,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 7,1 USD xuống 2.465,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên trên 2.470 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,44 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.260 đồng/USD, tăng nhẹ 4 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.880 – 25.220 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ 59.700 lên 61.100 USD, thì sang ngày hôm nay đã chững lại và đi ngang quanh ngưỡng 61.000 USD/BTC cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,44 USD (+0,56%), lên 78,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,48 USD (+0,59%), lên 81,17 USD/thùng.
VN-Index không đổi
Thị trường duy trì đà tăng nhẹ từ sớm, nhưng áp lực rung lắc đã mạnh dần lên khiến VN-Index trở lại trạng thái giằng co, với giao dịch chậm do sự thận trọng của cả bên mua và bên bán. Đóng cửa, chỉ số không đổi ở mức trên 1.230 điểm.
Thanh khoản thêm một phiên ảm đạm với chỉ hơn 13.000 tỷ đồng giá trị giao dịch trên HOSE.
Kết thúc phiên giao dịch 14/8: VN-Index đứng ở mức 1.230,36 điểm; HNX-Index giảm 0,5 điểm (-0,22%), xuống 229,68 điểm; UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,15%), xuống 92,65 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên thứ Ba (13/8), được thúc đẩy bởi chỉ số lạm phát tăng chậm hơn dự báo đã giúp nâng cao kỳ vọng Fed sẽ có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng tới.
Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá sản xuất (PPI) chỉ tăng 0,1% trong tháng 7 so với tháng trước, thấp hơn mức dự báo 0,2% của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Trên cơ sở hàng năm, chỉ số PPI tăng 2,2%.
Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Dow Jones tăng 408,63 điểm (+1,04%), lên 39.765,64 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 90,04 điểm (+1,68%), lên 5.434,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 407,00 điểm (+2,43%), lên 17.187,61 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giằng co, rung lắc và đóng cửa tăng về cuối phiên, khi áp lực chốt lời giảm đi đáng kể.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,58% lên 36.442,43 điểm. Chỉ số này có thời điểm đã đảo chiều giảm khá sâu sau khi truyền thông đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ từ chức lãnh đạo đảng cầm quyền vào tháng 9.
Chỉ số Topix rộng hơn tăng 1,11% lên 2.565,42 điểm.
Thị trường khởi động ngày khá tích cực với lực đẩy từ chỉ số PPI tháng 7 của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến, thúc đẩy kỳ vọng vào việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Cổ phiếu công nghệ của Nhật Bản theo đó đã nhanh chóng bắt kịp nhóm cùng ngành trên Phố Wall, nhưng mức tăng đã chậm lại khi các nhà đầu tư chốt lời và đồng yên mạnh lên.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu cho thấy tín dụng đã giảm sâu hơn dự kiến trong tháng 7, trong khi khối lượng giao dịch vẫn mỏng, nhấn mạnh tâm lý nhà đầu tư mong manh.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,60% xuống 2.850,65 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,75% xuống 3.309,24 điểm.
Dữ liệu mới cho thấy các ngân hàng Trung Quốc đã cấp tín dụng 260 tỷ nhân dân tệ (36,28 tỷ USD) cho các khoản vay mới trong tháng 7, giảm gần 88% so với tháng 6 và không đạt dự báo của các nhà phân tích.
Chứng khoán Hồng Kông giảm do dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc đã làm lu mờ sự lạc quan về triển vọng nới lỏng của Fed.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,37% xuống 17.110,43 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,44% xuống 6.02262 điểm.
Giao dịch thận trọng hơn sau khi dữ liệu cho thấy các khoản vay mới của Trung Quốc một lần nữa gây thất vọng do nhu cầu tín dụng yếu.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ dữ liệu lạm phát sắp được công bố của Mỹ sẽ cho phép Fed để bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 23,00 điểm, tương đương 0,88%, lên 2.644,50 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 1,45% và SK Hynix tăng 2,64%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 2,28%.
Kết thúc phiên 14/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 209,92 điểm (+0,58%), lên 36.442,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 17,29 điểm (-0,60%), xuống 2.850,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 66,84 điểm (-0,39%), xuống 17.107,22 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 23,00 điểm (+0,88%), lên 2.644,50 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận ngân hàng sẽ sáng hơn
Theo thống kê báo cáo của hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý II tăng gần 16% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức tăng khiêm tốn chỉ 7,6% trong quý trước đó. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 19%, cao hơn gấp đôi so với mức 8,1% trong quý I..>> Chi tiết
- Bình tĩnh lọc cơ hội
Hai phiên hồi phục của chỉ số chính sau đó chưa đủ trấn an tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ góc nhìn của giới chuyên gia, những đợt giảm mạnh luôn là cơ hội để nhà đầu tư mua vào cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý hơn..>> Chi tiết
- Thị trường trái phiếu “ấm” lại
Kênh trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu “ấm” trở lại, với các đợt phát hành mới gia tăng, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, nhưng tập trung vào một số doanh nghiệp..>> Chi tiết
- ECB có thể hạ lãi suất vào tháng 9 và tháng 12
Theo phần lớn các nhà kinh tế mà Reuters khảo sát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi thêm hai lần nữa trong năm nay, vào tháng 9 và tháng 12..>> Chi tiết