Thị trường tài chính 24h: VN-Index có thể đạt 1.350-1.380 điểm vào cuối năm
VN-Index lên trên 1.280 điểm; Dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?; MBS: Thị trường tăng mạnh, nhưng chưa đạt đến giới hạn; Xuất khẩu đón sóng phục hồi cuối năm; BIS: Lãi suất cao của Mỹ đang gia tăng áp lực lên các nền kinh tế châu Á …là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/7 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tăng 1,04 USD lên 2.357,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 2.365 USD, trước khi hạ nhiệt nhẹ về 2.360 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,96 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.246 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.238 – 25.458 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 60.200 USD xuống 57.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về 54.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,03 USD (-0,04%), xuống 83,85 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,17 USD (-0,19%), xuống 87,26 USD/thùng.
VN-Index lên trên 1.280 điểm
Phiên giao dịch sáng có chút kém may mắn về cuối phiên khi VN-Index đảo chiều về dưới tham chiếu khi khi tăng chạm gần 1.285 điểm.
Sang phiên chiều, sau khoảng nửa đầu thời gian rung lắc nhẹ, VN-Index trở lại ngưỡng 1.280 điểm dù dòng tiền không mấy cải thiện nhờ sự tích cực hơn ở nhóm cổ phiếu bluechip.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,83 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 306,71 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 5/7: VN-Index tăng 3,15 điểm (+0,25%), lên 1.283,04 điểm; HNX-Index tăng 0,43 điểm (+0,18%), lên 241,31 điểm; UPCoM-Index đứng nguyên tại mốc 98,26 điểm.
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày Quốc khánh.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giằng co nhẹ trong suốt cả phiên và đóng cửa gần như không đổi.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,003% xuống 40.912,37 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,49% xuống 2.884,18 điểm.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản đã nhận được sự thúc đẩy lớn trong năm nay, một phần đến từ các cải cách quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy kỳ vọng rằng các công ty trong nước sẽ tiếp tục gia tăng lợi nhuận cổ đông.
Trong khi đó, đồng yên yếu cũng đã hỗ trợ các cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu như các nhà sản xuất ô tô. Trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng dần chấm dứt chính sách siêu nới lỏng cũng đang nâng đỡ cổ phiếu ngân hàng.
Hai yếu tố cuối cùng này đặc biệt đã giúp Topix rộng lớn hơn đạt mức cao nhất mọi thời đại, Ichikawa của Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, trong khi các nhà đầu tư thận trọng theo dõi động thái mới từ ngân hàng trung ương nước này có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,26% xuống 2.949,93 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,43% xuống 3.431,06 điểm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) có hàng trăm tỷ nhân dân tệ trái phiếu sẵn sàng để bán, tùy thuộc vào điều kiện thị trường, một phần của kế hoạch mà giới phân tích coi là nỗ lực để hạ nhiệt thị trường trái phiếu.
Trọng tâm bây giờ chuyển sang hội nghị của đảng cầm quyền nước này, dự kiến diễn ra từ ngày 15/7 trong bốn ngày, nơi giới chức Trung Quốc sẽ thiết lập các chỉ tiêu tăng trưởng dài hạn. Điều này bao gồm các mục tiêu phát triển kinh tế và công nghệ trong thập kỷ tới, cùng với các mục tiêu cần đạt được vào năm 2035.
Chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm mạnh nhất trong một tuần, sau chuỗi bốn ngày tăng điểm trước đó, trong đó các cổ phiếu lớn ngành xe điện là BYD và Li Auto dẫn đầu giảm do ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Liên minh Châu Âu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 10,04% xuống 17.841,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,07% xuống 6.401,66 điểm.
Cổ phiếu BYD giảm 1,1% và Geely Auto giảm 3%, sau khi Liên minh châu Âu tăng thuế đối với hai công ty lần lượt là 17,4 và 19,9%, bên cạnh mức thuế 10% đã áp dụng cho tất cả các sản phẩm xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các cổ phiếu xe điện khác như Li Auto giảm 1,9%, Xpeng giảm 3,03% và Nio giảm 0,4% cũng do các mức thuế bổ sung từ EU, từ 20,8 đến 37,6%.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi nhóm cổ phiếu lớn đồng loạt khởi sắc và lực mua tích cực từ nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 37,29 điểm, tương đương 1,32% lên 2.862,23 điểm.
Các cổ phiếu công nghệ và ô tô dẫn đầu đà tăng, với Samsung Electronics tăng 3%, SK hynix tăng 2,6%, Hyundai Motor tăng 1,3% và Kia Corp tăng 0,6%.
Trong khi đó, các tổ chức và nhà nước ngoài đã mua ròng tổng cộng 358 tỷ won (260 triệu USD) cổ phiếu, bù đắp cho áp bán cổ phiếu của các cá nhân trị giá 352 tỷ won.
Kết thúc phiên 5/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 1,28 điểm (-0,00%), xuống 40.912,37 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,63 điểm (-0,26%), xuống 2.949,93 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 228,67 điểm (-1,27%), xuống 17.79961 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 37,29 điểm (+1,32%), lên 2.862,23 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?
Tính đến ngày 20/6/2024, dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đã tăng 4,17% so với đầu năm, huy động vốn tăng 1,17%. Tăng trưởng tín dụng đã tăng tốc hơn so với sự “chậm rãi” của những tháng đầu năm, tuy nhiên, huy động vốn lại cho thấy một câu chuyện khác..>> Chi tiết
- MBS: Thị trường tăng mạnh, nhưng chưa đạt đến giới hạn
Trên thị trường, đợt tăng mạnh gần đây đã khiến một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu thị trường đã đạt đỉnh hay chưa. Tuy nhiên, MBS tin rằng nó chưa đạt đến giới hạn, VN-Index có thể đạt 1.350 - 1.380 điểm vào cuối năm..>> Chi tiết
- Xuất khẩu đón sóng phục hồi cuối năm
Nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất được đẩy mạnh trong những tháng gần đây, kinh tế, thương mại toàn cầu đang trên đà hồi phục và tăng trưởng tốt hơn, là cơ sở cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa thời gian tiếp tục tăng cao..>> Chi tiết
- BIS: Lãi suất cao của Mỹ đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết, lãi suất cao kéo dài ở Mỹ có thể gây ra sự không chắc chắn đối với triển vọng chính sách tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi, đồng thời chỉ ra áp lực gia tăng đối với các đồng tiền châu Á và dòng vốn chảy ra ngoài..>> Chi tiết