Thị trường TV thông minh toàn cầu tăng tốc nhờ AI
Trong bối cảnh thị trường thiết bị điện tử gia dụng đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, TV thông minh tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trong hệ sinh thái giải trí tại gia.
Thị trường TV thông minh tăng trưởng mạnh
Theo Grand View Research, quy mô thị trường TV thông minh toàn cầu ước tính đạt 227,52 tỉ đô la Mỹ vào năm 2024, dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,8% từ năm 2025 đến năm 2030. Thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng do các dịch vụ phát trực tuyến tích hợp và kết nối Internet.
Bên cạnh đó là sự tiến bộ trong công nghệ hiển thị, như độ phân giải 4K và 8K, giúp nâng cao trải nghiệm xem và thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng. Ngoài ra, chi phí sản xuất TV thông minh ngày càng giảm đã khiến chúng trở nên hợp túi tiền hơn, thúc đẩy việc áp dụng trên toàn cầu.

Quy mô thị trường TV thông minh toàn cầu trong các năm. Ảnh: Grand View Research
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), màn hình siêu lớn và khả năng cá nhân hóa trải nghiệm là 3 yếu tố then chốt thúc đẩy làn sóng nâng cấp mới trong phân khúc này.
Các tập đoàn lớn như LG, Samsung, Sony, TCL… đang bước vào một cuộc đua công nghệ quyết liệt nhằm tái định nghĩa khái niệm TV thông minh. Nếu như trước đây, AI chủ yếu hỗ trợ nhận diện giọng nói hay tối ưu chất lượng hình ảnh, thì nay, AI đang dần trở thành “trái tim” điều phối mọi tương tác giữa người dùng và TV, từ thói quen giải trí đến quản lý nhà thông minh.
TV thông minh biết lắng nghe
Thế hệ TV LG AI 2025 được trang bị trí tuệ nhân tạo thấu cảm (Affectionate Intelligence), giúp cá nhân hóa trải nghiệm cho từng thành viên trong gia đình thông qua công nghệ Voice ID, cho phép nhận diện giọng nói và tự động chuyển đổi hồ sơ người dùng. Hệ thống gợi ý nội dung và chế độ hiển thị cũng được tùy chỉnh theo sở thích, với hơn 1,6 tỉ chế độ hình ảnh và 40 triệu chế độ âm thanh có thể thiết lập.
LG cũng tích hợp nền tảng Microsoft Copilot vào dòng TV mới, giúp người dùng tra cứu thông tin nhanh chóng ngoài phạm vi giải trí, như tra cứu lịch, kiến thức, thời tiết hay thậm chí hỗ trợ học tập. Đi kèm theo đó là các công nghệ AI Super Upscaling và 4K Upscaling, giúp nâng cao chất lượng hình ảnh bằng cách khôi phục chi tiết từ các nguồn phát độ phân giải thấp.

TV thông minh được tích hợp AI ngày càng nhiều, mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho từng người dùng. Ảnh: TIỂU MINH
Đặc biệt, các dòng OLED cao cấp như OLED evo AI G5 và M5 sử dụng bộ xử lý α11 AI thế hệ 2, cho hiệu suất cao hơn, độ sáng gấp ba lần thế hệ cũ, tần số quét 4K lên đến 165 Hz. Đặc biệt là công nghệ Zero Connect, cho phép truyền tín hiệu 4K 144 Hz không giật, không trễ.
Không chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, LG còn ra mắt loạt sản phẩm QNED evo AI 2025 ở phân khúc TV LCD, lần đầu tiên áp dụng công nghệ Dynamic QNED Color Pro thay cho chấm lượng tử truyền thống, mang đến dải màu sâu và chính xác hơn. Kích thước màn hình cũng được mở rộng từ 43 inch đến 100 inch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giải trí màn hình lớn tại gia.

Đi kèm thế hệ TV mới là loạt loa thanh, loa di động và màn hình phong cách sống, trong đó nổi bật là StanbyME 2, màn hình giải trí thông minh có thể tháo rời đế sạc, nâng cấp độ phân giải 2K và di chuyển linh hoạt trong không gian sống. LG cũng giới thiệu dòng loa xboom AI hợp tác với nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng will.i.am, tích hợp AI nhận diện nội dung để tối ưu âm thanh.
Điểm nhấn là công nghệ WOW Orchestra và WOW Interface giúp đồng bộ âm thanh giữa TV và loa, cho hiệu ứng âm thanh vòm sống động như tại rạp phim. Khả năng điều khiển mọi thiết bị thông minh thông qua LG Home Hub, kết nối với LG ThinQ và Google Home, biến TV thành trung tâm điều khiển của ngôi nhà thông minh.
Trong kỷ nguyên AI, TV thông minh không chỉ để xem mà đang trở thành trung tâm điều khiển cả một hệ sinh thái các thiết bị trong gia đình, cá nhân hóa và định hình lại cách người dùng tương tác với màn hình trong cuộc sống hiện đại.




Nguồn PLO: https://plo.vn/thi-truong-tv-thong-minh-toan-cau-tang-toc-nho-ai-post851619.html