Thiên Phật Động - Kho báu lớn nhất thế giới về Phật giáo

Thiên Phật Động ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) được mệnh danh là kho báu lớn nhất và phong phú nhất thế giới về nghệ thuật Phật giáo, với quần thể 735 hang động.

Thiên Thủy Mạch Tích Sơn Thạch Quật - quần thể 735 hang động được khắc vào đá những pho tượng Phật và những bức họa vô giá về Phật giáo Trung Hoa nằm trong núi cách Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc miền Tây Bắc Trung Quốc 45km về phía Tây Nam, cao hơn 150 mét, theo ghi chép văn hiến lịch sử. Phía Tây nam, Nam, Đông Nam của vách đá có những lớp hang động xếp chồng lên nhau giữa các hang động kết nối.

Hang động Mạc Tích Sơn được kiến tạo vào thời kỳ cuối đời nhà Tần (khoảng thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên Tây lịch), niên đại thập lục quốc hậu tần, hậu Tây Tần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường, 5 triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có xây dựng và trùng tu; lần lượt tạc tượng Phật trên vách núi cao từ 30 đến 70 mét, chứa hơn 7.200 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Phật giáo và hơn 1.000 mét vuông các bức tranh.

Các hang động đầu tiên đã được xây dựng như là nơi thiền định và thờ cúng của Phật giáo. Đây cũng là hang động Phật giáo nổi tiếng nhất Trung Quốc, cùng với Hang đá Vân Cương và Hang đá Long Môn trở thành ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Thiên Thủy Mạch Tích Sơn Thạch Quật - quần thể hang động được khắc vào đá những pho tượng Phật và những bức họa vô giá về Phật giáo Trung Hoa. Ảnh: PG

Ngôi đền nằm cách 25 km về phía đông nam trung tâm Đôn Hoàng, một ốc đảo nằm ở ngã ba đường tôn giáo và văn hóa trên Con đường tơ lụa, ngày nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

"Thiên Phật động" (tiếng Trung: 千佛洞; bính âm: qiānfó dòng) có nghĩa là "Động ngàn Phật". Đây là cái tên mà các học giả suy đoán là liên quan đến truyền thuyết hình thành hang Mạc Cao khi một nhà sư đã nhìn thấy hình ảnh ngàn Phật tại đây. Ảnh: Xinhua

Những bức tượng phật có tuổi thọ lâu đời ở Thiên Phật động. Ảnh: Xinhua

Hang động Mạch Tích Sơn quý báu này cùng với các hang động Long Môn, Đôn Hoàng, Đại Túc, Vân Cương trở thành ngũ thạch động Phật giáo tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc tạc tượng Phật trong hang động để bảo tồn kim kinh ngọc kệ. Đây là điểm tham quan hấp dẫn du khách của tỉnh Cam Túc. Ảnh: Xinhua

Trong tiếng Trung Quốc, nơi đây thường được gọi là "Thiên Phật động" có nghĩa là "Động ngàn Phật". Đây là cái tên mà các học giả suy đoán là liên quan đến truyền thuyết hình thành hang Mạc Cao, khi một nhà sư đã nhìn thấy hình ảnh ngàn Phật tại đây. Tuy nhiên, thực tế là cái tên này có thể xuất phát từ số lượng lớn các hình ảnh Phật hoặc các nhân vật được vẽ trên tường các hang động.

Nghệ thuật tại đây gồm hơn 10 loại bao gồm kiến trúc, điêu khắc đắp vữa, tranh tường, tranh lụa, thư pháp, mộc bản, thêu, văn học, âm nhạc, khiêu vũ, và giải trí. Một điểm đặc biệt ngoài cấu trúc hang động phải kể đến mỹ thuật Phật Giáo như: Bích họa trong hệ thống các hang động. Nghệ thuật tạo hình như một sự chuyển hóa trung gian, kết nối giữa mỹ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa.

Hiện nay, hang động Mạch Tích Sơn quý báu này cùng với các hang động Long Môn, Đôn Hoàng, Đại Túc, Vân Cương trở thành ngũ thạch động Phật giáo tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc tạc tượng Phật trong hang động để bảo tồn kim kinh ngọc kệ (Tam tạng Thánh điển Phật giáo) và lưu giữ hình ảnh của đức Phật tiêu biểu của Trung Hoa theo phong cách Ấn Độ còn lưu giữ khá tốt cho đến ngày nay.

Cụm 735 hang động Phật giáo trên sa mạc X

Linh Chi (Theo Xinhua & Wiki)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/thien-phat-dong--kho-bau-lon-nhat-the-gioi-ve-phat-giao-post198710.html