Thiền sư Nhật Bản dấn thân chiến đấu vì độc lập của Indonesia

Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đã trở thành người hòa giải cho phong trào độc lập của Indonesia. Cuộc kháng chiến này bị người Nhật coi là một cuộc nổi loạn và binh lính Nhật đã bắt ngài biệt giam vào ngục thất để sau đó kết án tử hình.

298

Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, Indonesia bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng. Trong bối cảnh đó, những câu chuyện về vị Thiền sư tông phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗) của Phật giáo Nhật Bản: Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi (Đệ Tử Hoàn Thái Tiên, 弟子丸泰仙) nổi lên như một ngọn đuốc sáng trong đêm tối.

Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi (1914-1982), Thiền sư là người đầu tiên mang pháp mạch thiền phái Tào Động – Phật giáo Nhật Bản sang Pháp quốc và sáng lập Hiệp hội Thiền Quốc tế (Association Zen Internationale), lan rộng ảnh hưởng đến các nước phương Tây như Châu Âu và Châu Mỹ. Ngài là học trò ưu tú của Thiền sư Kodo Sawaki Roshi (沢木興道, 1880-1965), một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.

Hàng chục trung tâm Thiền Phật giáo dưới dòng truyền thừa của Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đã lan rộng khắp cả hai lục địa, sản sinh ra những đệ tử truyền đăng, những người có khả năng truyền bá giáo lý đạo Phật rộng khắp, là những sứ giả Như Lai. Tuy nhiên, ít ai có thể nghĩ rằng ngài đã thực sự cống hiến cho Indonesia khi tuổi còn trẻ?

Cùng với vụ tấn công và đánh bom vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu cảng ở bang Hawaii, Hoa Kỳ năm 1941của quân Nhật Bản và sự thống trị của nguyên soái đại tướng Lục quân Đế quốc Nhật Bản Hisaichi Terauchi, Tổng tư lệnh Nam Phương quân đã tham gia xâm lược nhiều quốc gia tại Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này buộc Nguyên soái Hisaichi Terauchi và Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi phải rời Nhật Bản đến quần đảo Summatra – một đảo lớn ở miền tây Indonesia, đặc biệt là đảo Bangka nằm ở phía đông Sumatra, cách biệt qua eo biển Bangka; phía bắc là Biển Đông, phía đông qua eo biển Gaspar, là đảo Belitung, và phía nam là biển Java.

Trước khi lên đường đến đảo Sumatra, Thiền sư Kodo Sawaki Roshi đã trao truyền chiếc áo cà sa Phật giáo Nhật Bản (Rakusu, (=絡子) cho Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi và viết lên đó Hồng danh Namu Amida Butsu (南無阿弥陀仏, Nam mô A Di Đà Phật), nhắn nhủ rằng: “Ngươi hãy trân quý chiếc Cà Sa này của ta và ngươi sẽ vun bồi thiện nghiệp tuyệt hảo (Hargai pemberianku ini dan kau akan punya karma yang baik.)”

Thiền sư Kodo Sawaki Roshi tiếp tục trao lời huấn thị rằng: “Chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến, đất nước Nhật Bản của chúng ta sẽ bị phá hủy và sẽ thương vong rất nhiều người, có thể đây là lần cuối cùng chúng ta gặp nhau nhưng trên hết là từ bi tâm, tình yêu thương tất cả nhân loại, không có sự phân biệt dân tộc, kỳ thị màu da. Lời giáo huấn cao thâm này mãi mãi trong tâm thức của Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi.

Đến đảo Bangka, Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đã hướng dẫn sự tu tập thiền định (zuochan) cho cộng đồng người Hoa, người bản địa Indonesia và thậm chí cả người Hà Lan. Thấy lính Nhật thường tra tấn và sát hại người dân đảo Bangka, từ bi tâm của Ngài dâng trào bởi lời giáo huấn đặc biệt của Sư phụ Kodo Sawaki Roshi để tình yêu thương chan hòa khắp nhân loại, không có sự phân biệt dân tộc, kỳ thị màu da.

Ngoài việc giảng dạy Phật pháp, Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi còn góp sức cùng với nhân dân đảo Bangka trong phong trào kháng chiến chống Nhật Bản. Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đã trở thành người hòa giải cho phong trào độc lập của Indonesia. Cuộc kháng chiến này bị người Nhật coi là một cuộc nổi loạn và binh lính Nhật đã bắt ngài biệt giam vào ngục thất để sau đó kết án tử hình.

Trong lúc bị giam giữ ngục tù, Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do mắc phải căn bệnh sốt rét cộng với việc thiếu ăn. Mặc dù vậy, Ngài vẫn thản nhiên bất động bởi cách luôn thực hành thiền định trong lúc bị giam giữ.

Vào đêm trước ngày hành quyết, một người lính Nhật Bản đã đệ đơn “khẩn cấp” phản đối sự bất công mà Thiền sư Taisen Deshimaru Roshivà cư dân địa phương đã phải chịu tù tội. Tokyo đã chấp nhận đơn khiếu nại cho đến khi cuối cùng nhà sư giàu lòng từ bi đã được trả tự do và bởi vị tướng quân Nhật Bản đã giam cầm và tra tấn và kết án tử hình Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi.

Sau khi được trả tự do, Ngài được cử đến Belitung, một hòn đảo nằm ở phía đông đảo lớn Sumatra và đảo Bangka, đều thuộc Indonesia để giám sát quặng thiết nơi đây. Chẳng may, chiếc tàu Ngài đi bị máy bay Mỹ bắn phá hủy. Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi lênh đênh trên đại dương một ngày một đêm. May mắn thay, ngày hôm sau, một chiếc tàu Nhật Bản đã tìm thấy và Ngài đã được cứu thoát nạn. Mặc dù trôi dạt giữa đại dương mênh mông nhưng Ngài vẫn mặc chiếc Cà Sa Phật giáo Nhật Bản (Rakusu, (=絡子) của Hòa thượng Bản sư trao truyền.

Khi chiến tranh kết thúc, Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi bị lính Mỹ đưa đến trại giam tù binh chiến tranh ở Singapore và cuối cùng được trở về quê hương. Tại Nhật Bản, Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đoàn tụ với Thiền sư Kodo Sawaki Roshi, người đã truyền đăng trao pháp mạch truyền thừa dòng thiền Tào Động cho Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi.

Vai trò của Indonesia trong bối cảnh Hiệp hội Thiền Quốc tế

Câu chuyện về tâm đại hùng đại lực của Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi đã chống lại chủ nghĩa thực dân Nhật Bản tiếp tục được các đệ tử của Ngài ở phương Tây thuật lại. Rất hiếm khi các vị Thiền sư thời đó trực diện đối đầu với sự bất công và bạo lực do chế độ quốc gia của họ gây nên. Tiếp theo, Indonesia cũng tiếp tục tham gia vào sự phát triển của Hiệp hội Thiền Quốc tế (Association Zen Internationale) do Thiền sư Taisen Deshimaru Roshi sáng lập.

Sau khi giành được độc lập (8-1945), nhân dân Indonesia, cộng đồng nước ngoài tương tác rất nhiều với những người ủng hộ Thiền sư Ashin Jinarakkhita (1923-2002), nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Phật giáo Indonesia sau độc lập, người truyền cảm hứng cho sự phục hưng Phật giáo Indonesia sau thời Độc lập Tổ quốc Indonesia.

Năm 1975, Giáo sư Tiến sĩ Ton Lathouwers, người Hà Lan, nhà nghiên cứu toán học và vật lý, ngôn ngữ và văn học Slavic đã đảnh lễ cầu thiền pháp Lâm Tế với Thiền sư Ashin Jinarakkhita. Sau khi nhận truyền đăng pháp mạch Thiền phái Lâm Tế, Giáo sư Tiến sĩ Ton Lathouwers đã thành lập Trung tâm thiền Đại Từ Bi (Maha Karuna Chan) tại các quốc gia Hà Lan, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Anh.

Năm 1970, Thiền sư Đông Sơ Đăng Lãng (東初鐙朗, 1907–1977), xuất thân từ Thiền phái Tào Động và Lâm Tế đã đến viếng thăm Indonesia để gặp Trưởng lão Thiền sư Ashin Jinarakkhita và đã tặng một bộ Đại Tạng kinh Phật giáo Trung Hoa và nhị vị tôn túc đã phát nguyện cùng nhau phát triển Phật pháp ở Indonesia. Đúng như thế, 30 năm sau, dòng pháp mạch của của Thiền sư Đông Sơ Đăng Lãng, do Pháp sư Tuệ Không Thánh Nghiêm (慧空聖嚴, 1030-2009) đã khơi dòng pháp mạch Đông Sơ vào Indonesia và đã hòa quyện vào cộng đồng Thiền Phật giáo Indonesia.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thành công trong việc xuất bản sách Phật giáo bằng Anh ngữ với các nhà xuất bản quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế cho những người ngưỡng mộ sự tu tập thiền Phật giáo và các thiền sinh trên khắp thế giới tiếp thu và phát triển. Đó là khởi đầu cho công trình của những thế hệ thanh thiếu niên Indonesia trong nền Thiền học quốc tế.

Tác giả: Cư sĩ Hendrick Tanu
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: BuddhaZine Indonesia

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/thien-su-nhat-ban-dan-than-chien-dau-vi-doc-lap-cua-indonesia.html