Thiếu máu nên ăn gì? Hai nhóm thực phẩm tốt nhất cho người thiếu máu
Đối với những bệnh nhân thiếu máu, một trong những mối quan tâm hàng đầu đó chính là thiếu máu nên ăn gì để khỏe mạnh, bổ sung máu cho cơ thể.
1. Thiếu máu là gì?
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu.
Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy.
Thay đổi chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch điều trị bệnh thiếu máu. Tuy nhiên vẫn không ít người chưa nắm rõ được thiếu máu nên ăn gì để sức khỏe nhanh hồi phục.
2. Nguyên nhân thiếu máu
- Một số bệnh lý khiến thiếu máu lên não gồm:
- Thoái hóa đốt sống cổ;
- Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu;
- Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài;
- Dị tật bẩm sinh;
- Co mạch máu.
3. Triệu chứng thiếu máu
Thiếu máu thường có triệu chứng mơ hồ và khó phát hiện cho đến khi diễn tiến nặng nề hơn.
- Đau đầu: Khu trú hoặc lan rộng, tăng khi vận động hoặc suy nghĩ
- Chóng mặt: Gây mất thăng bằng và nguy cơ té ngã
- Vấn đề về thị lực: Hoa mắt, giảm thị lực
- Vấn đề về thính lực: Giảm khả năng nghe, ù tai
- Rối loạn cảm giác và vận động: Tê bì, nhức mỏi chân tay, vận động yếu
4. Một số loại thực phẩm tốt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu
4.1. Nhóm giàu đạm, sắt
- Thịt bò: Giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Thực đơn cho người thiếu máu không thể thiếu thực phẩm này.
- Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D... tốt cho hoạt động của não bộ.
- Hải sản: Giàu kẽm, sắt, vitamin B12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng, ... tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ. Đây cũng là thực phẩm then chốt khi phân vân thiếu máu não nên ăn gì.
- Lòng đỏ trứng gà: Chứa đạm có giá trị sinh học cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.
4.2. Nhóm giàu sắt và vitamin
- Rau chân vịt (bó xôi): Là “đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic.
- Bông cải xanh: Có nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin A, C và magie.
- Rau cần tây: Chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.
- Bí ngô: Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Chính là bí ngô! Chứa nhiều vitamin C, carotene, sắt, canxi, protein, kẽm, ... bí ngô không chỉ tốt cho mẹ mà tốt cho cả thai nhi.
- Cà rốt: Giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.
- Lựu: Giàu sắt, canxi, magie, vitamin C, ... có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu.
- Dâu tây và quả mâm xôi: Thiếu máu ăn hoa quả gì thì chắc chắn nên ăn hai “siêu thực phẩm” này. Giàu folate, cacbohydrate, kẽm, chất xơ và chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, chúng sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.
- Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.
- Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất magie, chất sắt, một lượng vitamin A, E khá cao giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Hi vọng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn tổng quan về việc thiếu máu nên ăn gì. Thực phẩm luôn là chìa khóa tốt nhất để hạn chế và ngăn ngừa các loại bệnh.