Thợ lặn Croatia thu nhặt rác dưới đáy biển Adriatic

Các đội thợ lặn ở Croatia đã gỡ được hơn 200 kg lưới đánh cá cùng sáu bẫy cá trong hai lần lặn tại đảo Molat.

Theo các thợ lặn, việc bẫy cá bằng những tấm lưới hay một số dụng cụ đánh cá khác sẽ gây hại đến môi trường biển, đặc biệt là đặt những loài vật thủy sinh vào tình trạng nguy hiểm. Để gỡ bỏ những tấm lưới và bẫy cá này, họ đã sử dụng bóng bay để đưa những chiếc lưới dài và bẫy lên trên mặt nước.

Nhóm thợ lặn cũng đã loại bỏ các loại rác ngư cụ - dạng rác thải nhựa đại dương gây ra cái chết cho nhiều sinh vật biển. Những chất gây ô nhiễm này cực kỳ bền và không thể bị phân hủy trong nước hay môi trường biển.

Theo ông Danijel Kanski - chuyên gia tư vấn về cá và nuôi trồng thủy sản, các nhóm thợ lặn đang cố gắng cải thiện vấn đề của vùng biển Adriatic là thiếu tài nguyên và thiếu sự đa dạng sinh học.

Hàng năm, những người thợ lặn thu gom khoảng 2 - 3 tấn rác ngư cụ bị xả ra biển.

Hàng năm, những người thợ lặn thu gom khoảng 2 - 3 tấn rác ngư cụ bị xả ra biển.

Hàng năm, những người thợ lặn thu gom khoảng 2-3 tấn rác ngư cụ bị xả ra biển. Họ sẽ thực hiện công việc này trong vòng ba năm. Sáng kiến này bắt đầu cách đây một năm, được Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) và các nhóm phi chính phủ địa phương hỗ trợ.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), những tấm lưới bẫy cá có thể tồn tại trong hệ sinh thái biển hàng trăm năm. Tùy thuộc vào vật liệu, kích thước và điều kiện môi trường, phải mất 600-800 năm để chúng phân hủy tự nhiên trong đại dương, lâu hơn khoảng 200 năm so với túi nhựa.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/tho-lan-croatia-thu-nhat-rac-duoi-day-bien-adriatic-240398.htm