Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ giúp Nga chặn kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO?

Việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO sẽ gặp trở ngại lớn nếu vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tỏ thái độ kiên quyết phản đối việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, nếu quan điểm trên của Ankara được giữ vững thì chắc chắn sẽ là món quà lớn dành cho Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tỏ thái độ kiên quyết phản đối việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, nếu quan điểm trên của Ankara được giữ vững thì chắc chắn sẽ là món quà lớn dành cho Nga.

Như đã biết, hiện nay Thụy Điển và Phần Lan đang xúc tiến các thủ tục để có thể sớm trở thành thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, những tín hiệu nội bộ tại hai quốc gia này tỏ ra rất tích cực.

Như đã biết, hiện nay Thụy Điển và Phần Lan đang xúc tiến các thủ tục để có thể sớm trở thành thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, những tín hiệu nội bộ tại hai quốc gia này tỏ ra rất tích cực.

Trong một cuộc trưng cầu sơ bộ tại Quốc hội Phần Lan, khoảng 56% số nghị sĩ cho biết, họ ủng hộ việc gia nhập tổ chức quân sự lớn nhất thế giới. Về phần Thụy Điển, Stockholm cho hay nếu Helsinki gia nhập NATO thì họ sẽ nối gót.

Trong một cuộc trưng cầu sơ bộ tại Quốc hội Phần Lan, khoảng 56% số nghị sĩ cho biết, họ ủng hộ việc gia nhập tổ chức quân sự lớn nhất thế giới. Về phần Thụy Điển, Stockholm cho hay nếu Helsinki gia nhập NATO thì họ sẽ nối gót.

Mặc dù là hai quốc gia trung lập nhưng từ lâu Thụy Điển và Phần Lan đã xây dựng lực lượng vũ trang của mình theo tiêu chuẩn NATO và thường xuyên có những hoạt động tương tác, điển hình là các cuộc tập trận chung thường xuyên.

Mặc dù là hai quốc gia trung lập nhưng từ lâu Thụy Điển và Phần Lan đã xây dựng lực lượng vũ trang của mình theo tiêu chuẩn NATO và thường xuyên có những hoạt động tương tác, điển hình là các cuộc tập trận chung thường xuyên.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng cho biết Liên minh sẽ rất vui mừng khi được kết nạp Thụy Điển và Phần Lan, thậm chí nhà lãnh đạo còn dự đoán quá trình trên sẽ chỉ mất vài tháng do các điều kiện đã có sẵn.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng cho biết Liên minh sẽ rất vui mừng khi được kết nạp Thụy Điển và Phần Lan, thậm chí nhà lãnh đạo còn dự đoán quá trình trên sẽ chỉ mất vài tháng do các điều kiện đã có sẵn.

Tuy nhiên phải lưu ý một vấn đề có thể trở thành "vật ngáng đường", đó là để kết nạp một quốc gia mới thì tất cả thành viên cũ của NATO đều phải đồng thuận, chính vì vậy quan điểm mà Ankara vừa đưa ra được rất nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên phải lưu ý một vấn đề có thể trở thành "vật ngáng đường", đó là để kết nạp một quốc gia mới thì tất cả thành viên cũ của NATO đều phải đồng thuận, chính vì vậy quan điểm mà Ankara vừa đưa ra được rất nhiều người quan tâm.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ủng hộ việc kết nạp hai thành viên mới tiềm năng, họ cho rằng Phần Lan và Thụy Điển không có chỗ đứng trong khối quân sự và có lẽ trong hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo, Ankara sẽ kiên quyết phản đối việc mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ủng hộ việc kết nạp hai thành viên mới tiềm năng, họ cho rằng Phần Lan và Thụy Điển không có chỗ đứng trong khối quân sự và có lẽ trong hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo, Ankara sẽ kiên quyết phản đối việc mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

“Làn sóng mở rộng thời hậu Chiến tranh Lạnh hầu như không ảnh hưởng gì đến NATO hoặc các đồng minh. Ngược lại, chúng đã dẫn đến chi phí tăng cao và mở rộng trách nhiệm quốc phòng của NATO một cách không cần thiết".

“Làn sóng mở rộng thời hậu Chiến tranh Lạnh hầu như không ảnh hưởng gì đến NATO hoặc các đồng minh. Ngược lại, chúng đã dẫn đến chi phí tăng cao và mở rộng trách nhiệm quốc phòng của NATO một cách không cần thiết".

"Lần này cũng vậy. Sự đóng góp về quân sự và kinh tế của hai quốc gia này chỉ là giọt nước trong đại dương. Đóng góp địa chính trị của họ ở sườn phía Bắc cũng không lớn hơn so với các nước Baltic hoặc Na Uy”, ấn bản Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

"Lần này cũng vậy. Sự đóng góp về quân sự và kinh tế của hai quốc gia này chỉ là giọt nước trong đại dương. Đóng góp địa chính trị của họ ở sườn phía Bắc cũng không lớn hơn so với các nước Baltic hoặc Na Uy”, ấn bản Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Hiện vẫn chưa rõ quan điểm như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ có được coi là chính thức hay không, tuy nhiên trước đó ở Ankara, đã thực sự có một số chính trị gia lên tiếng phản đối sự mở rộng của NATO.

Hiện vẫn chưa rõ quan điểm như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ có được coi là chính thức hay không, tuy nhiên trước đó ở Ankara, đã thực sự có một số chính trị gia lên tiếng phản đối sự mở rộng của NATO.

Họ nhấn mạnh chính xác vào sự tương tác nhiều hơn giữa các thành viên NATO hiện tại. Đồng thời, phải cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có ý định nhắc lại các mối đe dọa của NATO đối với Syria, Iraq và Libya.

Họ nhấn mạnh chính xác vào sự tương tác nhiều hơn giữa các thành viên NATO hiện tại. Đồng thời, phải cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng có ý định nhắc lại các mối đe dọa của NATO đối với Syria, Iraq và Libya.

Trước diễn biến trên, trang Reporter của Nga bình luận: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ chính thức phản đối việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, đó sẽ là một sự sụp đổ thực sự của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương".

Trước diễn biến trên, trang Reporter của Nga bình luận: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ chính thức phản đối việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, đó sẽ là một sự sụp đổ thực sự của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương".

"Với thực tế là Ankara không muốn làm hỏng mối quan hệ của mình với Moskva, thật hợp lý khi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ thực sự sẽ không ủng hộ quyết định chấp nhận hai nước Scandinavia gia nhập khối quân sự”.

"Với thực tế là Ankara không muốn làm hỏng mối quan hệ của mình với Moskva, thật hợp lý khi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ thực sự sẽ không ủng hộ quyết định chấp nhận hai nước Scandinavia gia nhập khối quân sự”.

Nhưng không loại trừ khả năng những gì được báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải chỉ là "đòn gió", nhằm giúp Ankara có thể mặc cả với Mỹ và NATO để đòi hỏi thêm một số quyền lợi dành cho mình.

Nhưng không loại trừ khả năng những gì được báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải chỉ là "đòn gió", nhằm giúp Ankara có thể mặc cả với Mỹ và NATO để đòi hỏi thêm một số quyền lợi dành cho mình.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-bat-ngo-giup-nga-chan-ket-nap-phan-lan-va-thuy-dien-vao-nato-post502574.antd