Thổ Nhĩ Kỳ chính thức phê duyệt dự án tàu sân bay MÜGEM

Con tàu này được cho là có thể chở tới 50 phi cơ các loại, nhưng Ankara vẫn đang đặt cược vào việc trang bị máy bay không người lái.

Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã có tàu sân bay hạng nhẹ (tàu đổ bộ tấn công) Anadolu và đang chế tạo thêm chiếc Trakya, họ đã quyết định về việc sẽ chuyển đổi nó thành hàng không mẫu hạm dành cho phi cơ không người lái.

Lớp chiến hạm này dựa trên thiết kế tàu Juan Carlos I của Tây Ban Nha và có thể chứa tới 12 tiêm kích F-35B, nhưng Ankara đã bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga.

Mặc dù vậy, Ankara đang đạt được thành công trong việc chế tạo con tàu mạnh hơn nhiều thuộc Dự án MÜGEM, về mặt khách quan, nó đã trở thành một tàu sân bay đích thực, chương trình đầy tham vọng này vừa chính thức nhận phê duyệt.

 Đồ họa tàu sân bay MÜGEM của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Đồ họa tàu sân bay MÜGEM của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

MÜGEM sẽ dài 285 mét và rộng 72 mét, lượng giãn nước 60.000 tấn, tức là gấp 2,4 lần so với Anadolu. Tốc độ lên tới 25 hải lý/giờ được cung cấp bởi động cơ COGAG với 4 turbine khí LM-2500 của General Electric.

Số lượng máy bay có và không người lái mang theo được xác định lên tới 50 chiếc. Đáng chú ý nhất là chiến đấu cơ hạng nhẹ Hürjet, nhưng hiện nó chỉ là máy huấn luyện, vẫn cần chuyển đổi thành chiến đấu cơ.

Chiếc máy bay này mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4 năm 2023, nhưng kế hoạch biến nó thành tiêm kích hạm đã có từ đầu năm 2021 . Lưu ý rằng Hürjet là loại một động cơ khá nhẹ với trọng tải vũ khí chỉ 2,7 tấn.

Điều này là do tàu sân bay MÜGEM không được trang bị máy phóng mà chỉ có đường cất cánh kiểu nhảy cầu, điều này đặt ra những hạn chế lớn đối với máy bay cũng như tải trọng chiến đấu của chúng.

Đồng thời khả năng tác chiến của chiếc MÜGEM sẽ được bổ sung bởi máy bay không người lái trinh sát TB3 và máy bay chiến đấu Kızılelma của Bayraktar, cũng như máy bay tấn công Anka-3, sẽ cất cánh lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2023.

Tất nhiên trực thăng cũng có thể được bố trí trên tàu sân bay và không nên loại trừ rằng khả năng phương tiện trên cũng do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, ứng viên sáng giá nhất là là T625 Gökbey.

 Máy bay không người lái Kızılelma trên đổ bộ tấn công Anadolu.

Máy bay không người lái Kızılelma trên đổ bộ tấn công Anadolu.

Hiện vẫn chưa rõ khi nào công việc đóng mới tàu sân bay MÜGEM sẽ bắt đầu, cũng như thời điểm nó sẽ được chính thức đưa vào sử dụng trong Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng có thể trích dẫn ví dụ về chiếc Anadolu nhỏ hơn, con tàu được đặt hàng vào năm 2015, việc chế tạo bắt đầu từ tháng 2 năm 2018, hạ thủy vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, đưa vào vận hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.

Theo nhận xét, việc sử dụng cùng lúc 3 tàu sân bay có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu hạm đội lớn thứ hai ở Địa Trung Hải. Đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh gần nhất là Hải quân Ý chỉ có tàu sân bay hạng nhẹ Cavour trang bị 10 máy bay chiến đấu F-35B, cũng như Giuseppe Garibaldi mang theo AV-8B Harrier.

Khinh hạm đầu tiên thuộc lớp Istanbul của Hải quân Thổ nhĩ Kỳ chạy thử trên biển.

Theo Defense Express

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tho-nhi-ky-chinh-thuc-phe-duyet-du-an-tau-san-bay-mugem-post698937.html