Thổ Nhĩ Kỳ mất tư cách thành viên nếu cản Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO?

Nếu quyết tâm cản trở Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO có thể sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải trả một cái giá rất đắt.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang bày tỏ quan điểm phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vì hai quốc gia này có văn phòng của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) mà họ vẫn coi là một tổ chức khủng bố.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang bày tỏ quan điểm phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vì hai quốc gia này có văn phòng của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) mà họ vẫn coi là một tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên theo hãng tin CNN của Mỹ, chính Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị mất vị trí trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nếu vẫn theo đuổi quan điểm nói trên của mình.

Tuy nhiên theo hãng tin CNN của Mỹ, chính Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị mất vị trí trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nếu vẫn theo đuổi quan điểm nói trên của mình.

"Đã có nhiều suy nghĩ về việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO, đặc biệt là sau khi Tổng thống Erdogan mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 từ Nga 3 năm trước", trang CNN nhấn mạnh.

"Đã có nhiều suy nghĩ về việc loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO, đặc biệt là sau khi Tổng thống Erdogan mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 từ Nga 3 năm trước", trang CNN nhấn mạnh.

Đồng thời, CNN nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có đủ đồng minh trên thế giới để tiếp tục hiện thực hóa tham vọng của mình. Những "người bạn" như vậy bao gồm các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary - các ông Recep Tayyip Erdogan và Viktor Orban.

Đồng thời, CNN nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có đủ đồng minh trên thế giới để tiếp tục hiện thực hóa tham vọng của mình. Những "người bạn" như vậy bao gồm các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary - các ông Recep Tayyip Erdogan và Viktor Orban.

Trước đó, kênh TRT Haber của Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tin về việc Helsinki và Stockholm miễn cưỡng dẫn độ 33 thành viên của PKK và Phong trào Hizmet (FETO) về Ankara. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra phẫn nộ khi cho rằng các nước Scandinavia là "nhà khách của các tổ chức khủng bố".

Trước đó, kênh TRT Haber của Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tin về việc Helsinki và Stockholm miễn cưỡng dẫn độ 33 thành viên của PKK và Phong trào Hizmet (FETO) về Ankara. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra phẫn nộ khi cho rằng các nước Scandinavia là "nhà khách của các tổ chức khủng bố".

Cùng với đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu lại nói về cam kết của họ đối với chính sách mở ra cánh cửa cho các thành viên mới của NATO nhưng vẫn nhấn mạnh Ankara lo ngại về sự hỗ trợ đối với chủ nghĩa khủng bố ở các nước Bắc Âu.

Cùng với đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu lại nói về cam kết của họ đối với chính sách mở ra cánh cửa cho các thành viên mới của NATO nhưng vẫn nhấn mạnh Ankara lo ngại về sự hỗ trợ đối với chủ nghĩa khủng bố ở các nước Bắc Âu.

Trong diễn biến khác, báo chí phương Tây vừa đồng loạt đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra các điều kiện để chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.

Trong diễn biến khác, báo chí phương Tây vừa đồng loạt đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra các điều kiện để chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.

Hiện tại, Helsinki và Stockholm đã quyết định gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Phái đoàn của các nước này dự định đến Washington để họp với Tổng thống Mỹ về cách thức quốc hội của họ bỏ phiếu.

Hiện tại, Helsinki và Stockholm đã quyết định gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Phái đoàn của các nước này dự định đến Washington để họp với Tổng thống Mỹ về cách thức quốc hội của họ bỏ phiếu.

Hãng tin Bloomberg viết rằng Ankara đang đưa ra yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã được áp đặt trước đó liên quan đến việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf từ Nga.

Hãng tin Bloomberg viết rằng Ankara đang đưa ra yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã được áp đặt trước đó liên quan đến việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf từ Nga.

Trước đó, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Một số quốc gia ủng hộ lệnh trừng phạt và từ chối cung cấp linh kiện cho các sản phẩm quân sự củaThổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Một số quốc gia ủng hộ lệnh trừng phạt và từ chối cung cấp linh kiện cho các sản phẩm quân sự củaThổ Nhĩ Kỳ.

Ví dụ, Canada đã từ chối cung cấp các bộ phận cho UAV trinh sát và tấn công Bayraktar TB2, những biện pháp hạn chế cũng được áp dụng đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, khi nhiều giao dịch của họ đã bị đóng băng.

Ví dụ, Canada đã từ chối cung cấp các bộ phận cho UAV trinh sát và tấn công Bayraktar TB2, những biện pháp hạn chế cũng được áp dụng đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, khi nhiều giao dịch của họ đã bị đóng băng.

Theo trang Bloomberg, đổi lại việc ủng hộ đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang áp dụng đối với việc sở hữu hệ thống phòng không S-400 mua từ Liên bang Nga.

Theo trang Bloomberg, đổi lại việc ủng hộ đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang áp dụng đối với việc sở hữu hệ thống phòng không S-400 mua từ Liên bang Nga.

Xin nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trên cơ sở Đạo luật CAATSA (Luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt), trong đó cấm hợp tác kỹ thuật quân sự với Liên bang Nga.

Xin nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra trên cơ sở Đạo luật CAATSA (Luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt), trong đó cấm hợp tác kỹ thuật quân sự với Liên bang Nga.

Người Mỹ đã quyết định làm cho đạo luật của họ có hiệu lực rộng rãi và như các quan chức tại Washington nói, họ không ngần ngại sử dụng nó ngay cả khi phải chống lại các đối tác NATO.

Người Mỹ đã quyết định làm cho đạo luật của họ có hiệu lực rộng rãi và như các quan chức tại Washington nói, họ không ngần ngại sử dụng nó ngay cả khi phải chống lại các đối tác NATO.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-mat-tu-cach-thanh-vien-neu-can-phan-lan-va-thuy-dien-gia-nhap-nato-post504941.antd