Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tàu sân bay nếu ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO?

Vấn đề Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO có thể sẽ được giải quyết sớm khi Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu rõ điều kiện của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ từng cho biết, họ phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, tuy nhiên giới phân tích cho rằng đây chỉ là động thái nhằm mặc cả của chính quyền Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ từng cho biết, họ phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, tuy nhiên giới phân tích cho rằng đây chỉ là động thái nhằm mặc cả của chính quyền Ankara.

Đúng như dự đoán, Tổng thống Erdogan đã nêu ra điều kiện của mình, đó là Thổ Nhĩ Kỳ được dỡ bỏ trừng phạt vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và cho phép họ quay lại chương trình F-35.

Đúng như dự đoán, Tổng thống Erdogan đã nêu ra điều kiện của mình, đó là Thổ Nhĩ Kỳ được dỡ bỏ trừng phạt vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và cho phép họ quay lại chương trình F-35.

Động thái trên ngoài việc tăng cường sức mạnh cho không quân thì còn ẩn chứa phía sau tham vọng lớn hơn nhiều, đó là giúp Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sớm có một tàu sân bay để trở thành bá chủ Biển Đen.

Động thái trên ngoài việc tăng cường sức mạnh cho không quân thì còn ẩn chứa phía sau tham vọng lớn hơn nhiều, đó là giúp Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sớm có một tàu sân bay để trở thành bá chủ Biển Đen.

Thực tế là sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị trừng phạt do mua hệ thống phòng không S-400, họ đã không còn cơ hội sở hữu tàu sân bay, điều từng được tin tưởng trước đó. Ankara đã độc lập đóng và hạ thủy tàu đổ bộ đa năng (LHD) TCG Anadolu (L-400) với lượng giãn nước hơn 27.000 tấn.

Thực tế là sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị trừng phạt do mua hệ thống phòng không S-400, họ đã không còn cơ hội sở hữu tàu sân bay, điều từng được tin tưởng trước đó. Ankara đã độc lập đóng và hạ thủy tàu đổ bộ đa năng (LHD) TCG Anadolu (L-400) với lượng giãn nước hơn 27.000 tấn.

Chiếc LHD này lặp lại một thiết kế tàu Juan Carlos I (L-61) của Tây Ban Nha, cũng như Canberra và Adelaide của Úc, được xây dựng theo cùng một dự án, gần với lớp Wasp của Hải quân Mỹ.

Chiếc LHD này lặp lại một thiết kế tàu Juan Carlos I (L-61) của Tây Ban Nha, cũng như Canberra và Adelaide của Úc, được xây dựng theo cùng một dự án, gần với lớp Wasp của Hải quân Mỹ.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ dự định sử dụng con tàu lớn nhất này trong hạm đội của họ như một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ được chứng minh bằng việc ban đầu đã bố trí một đường cất cánh kiểu nhảy cầu ở phần mũi.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ dự định sử dụng con tàu lớn nhất này trong hạm đội của họ như một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ được chứng minh bằng việc ban đầu đã bố trí một đường cất cánh kiểu nhảy cầu ở phần mũi.

Phi đội không quân trên TCG Anadolu dự kiến bao gồm 12 máy bay chiến đấu cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B, cũng như 12 trực thăng. Đồng thời, Ankara có kế hoạch chế tạo chiếc LHD thứ hai mang tên TCG Trakya.

Phi đội không quân trên TCG Anadolu dự kiến bao gồm 12 máy bay chiến đấu cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B, cũng như 12 trực thăng. Đồng thời, Ankara có kế hoạch chế tạo chiếc LHD thứ hai mang tên TCG Trakya.

Nhưng điều này là chưa đủ đối với "Sultan" Erdogan, và gần đây ông đã tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm đóng và đưa vào sử dụng tàu sân bay chính thức đầu tiên của mình.

Nhưng điều này là chưa đủ đối với "Sultan" Erdogan, và gần đây ông đã tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm đóng và đưa vào sử dụng tàu sân bay chính thức đầu tiên của mình.

Các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh có thể được sử dụng làm nguyên mẫu nếu London cung cấp cho Ankara tài liệu kỹ thuật. Con tàu này sẽ tăng cường sức mạnh cho Thổ Nhĩ Kỳ ở các khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải nhằm kiềm chế Nga.

Các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Anh có thể được sử dụng làm nguyên mẫu nếu London cung cấp cho Ankara tài liệu kỹ thuật. Con tàu này sẽ tăng cường sức mạnh cho Thổ Nhĩ Kỳ ở các khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải nhằm kiềm chế Nga.

Vấn đề với hạm đội tàu sân bay đầy hứa hẹn nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ là người Mỹ, bằng các lệnh trừng phạt của họ, đã tước đi "trái tim" của nó, chính là tiêm kích F-35B có thể hoạt động trên một nền tảng tàu chiến như vậy.

Vấn đề với hạm đội tàu sân bay đầy hứa hẹn nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ là người Mỹ, bằng các lệnh trừng phạt của họ, đã tước đi "trái tim" của nó, chính là tiêm kích F-35B có thể hoạt động trên một nền tảng tàu chiến như vậy.

Ankara đã cố gắng thoát khỏi tình huống này bằng cách thay thế F-35 bằng máy bay không người lái trên hạm nhưng không thành công, vì vậy Tổng thống Erdogan rất cần Mỹ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình F-35.

Ankara đã cố gắng thoát khỏi tình huống này bằng cách thay thế F-35 bằng máy bay không người lái trên hạm nhưng không thành công, vì vậy Tổng thống Erdogan rất cần Mỹ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình F-35.

Nếu tình huống trên xảy ra thì ngoài gia tăng sức mạnh không quân, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng được một vài biên đội tác chiến tàu sân bay hạng nhẹ rất linh hoạt để tác chiến trong vùng nước Biển Đen cũng như Địa Trung Hải.

Nếu tình huống trên xảy ra thì ngoài gia tăng sức mạnh không quân, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng được một vài biên đội tác chiến tàu sân bay hạng nhẹ rất linh hoạt để tác chiến trong vùng nước Biển Đen cũng như Địa Trung Hải.

Với tình hình thực tế hiện nay, khi Mỹ muốn NATO mở rộng và gây thêm áp lực lên Nga, nhiều khả năng yêu sách của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được Washington chấp thuận một cách nhanh chóng.

Với tình hình thực tế hiện nay, khi Mỹ muốn NATO mở rộng và gây thêm áp lực lên Nga, nhiều khả năng yêu sách của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được Washington chấp thuận một cách nhanh chóng.

Nếu Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị hàng loạt tiêm kích tàng hình F-35A/B, cơ hội để Nga bán chiến đấu cơ đa năng Su-35S cũng như Su-57 cho Ankara sẽ chấm dứt, hơn thế nữa Moskva còn chịu áp lực cực lớn từ "đối tác" của mình.

Nếu Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị hàng loạt tiêm kích tàng hình F-35A/B, cơ hội để Nga bán chiến đấu cơ đa năng Su-35S cũng như Su-57 cho Ankara sẽ chấm dứt, hơn thế nữa Moskva còn chịu áp lực cực lớn từ "đối tác" của mình.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-se-co-tau-san-bay-neu-ung-ho-phan-lan-va-thuy-dien-gia-nhap-nato-post505091.antd