Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tên lửa phòng không 'khóa chặt' căn cứ Hmeimim Nga

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa ra hành động bị phía Nga cáo buộc nhằm mục đích gây hấn, đó là triển khai các khẩu đội tên lửa phòng không MIM-23 HAWK ngay gần căn cứ Hmeimim.

 Trang Avia-pro cho biết, vào buổi sáng ngày 25/5, xuất hiện những hình ảnh vệ tinh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các hệ thống phòng không MIM-23 HAWK cách căn cứ không quân Hmeimim của Nga chỉ khoảng 80 km.

Trang Avia-pro cho biết, vào buổi sáng ngày 25/5, xuất hiện những hình ảnh vệ tinh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các hệ thống phòng không MIM-23 HAWK cách căn cứ không quân Hmeimim của Nga chỉ khoảng 80 km.

 Những tổ hợp tên lửa phòng không này có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu của Nga, mặc dù phạm vi hoạt động tối đa của vũ khí trên chỉ vào khoảng 35 km.

Những tổ hợp tên lửa phòng không này có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu của Nga, mặc dù phạm vi hoạt động tối đa của vũ khí trên chỉ vào khoảng 35 km.

 Với các tổ hợp MIM-23 HAWK đón lõng trên đường bay, máy bay quân sự Nga sẽ phải thật cẩn trọng để tránh lọt vào tầm sát thương của hệ thống vũ khí này.

Với các tổ hợp MIM-23 HAWK đón lõng trên đường bay, máy bay quân sự Nga sẽ phải thật cẩn trọng để tránh lọt vào tầm sát thương của hệ thống vũ khí này.

 Trước động thái trên, chuyên gia quân sự Nga cho rằng: "Ảnh vệ tinh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai tên lửa phòng không gần thành phố Al-Mastum, nằm cách căn cứ không quân Hmeimim chỉ khoảng 80 km".

Trước động thái trên, chuyên gia quân sự Nga cho rằng: "Ảnh vệ tinh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai tên lửa phòng không gần thành phố Al-Mastum, nằm cách căn cứ không quân Hmeimim chỉ khoảng 80 km".

 "Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triển khai tên lửa phòng không của họ ở tỉnh Idlib và trong bối cảnh không quân Nga nối lại các chuyến bay qua khu vực này, rõ ràng có một mối đe dọa rất nghiêm trọng từ Ankara".

"Trước đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triển khai tên lửa phòng không của họ ở tỉnh Idlib và trong bối cảnh không quân Nga nối lại các chuyến bay qua khu vực này, rõ ràng có một mối đe dọa rất nghiêm trọng từ Ankara".

 Giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tích cực hỗ trợ các tay súng thánh chiến tại địa bàn Idlib và Aleppo, nếu một cuộc tấn công quy mô lớn được Moskva và Damascus tái khởi động, Ankara có thể dùng tên lửa của mình để bắn hạ chiến đấu cơ Nga và Syria.

Giới phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tích cực hỗ trợ các tay súng thánh chiến tại địa bàn Idlib và Aleppo, nếu một cuộc tấn công quy mô lớn được Moskva và Damascus tái khởi động, Ankara có thể dùng tên lửa của mình để bắn hạ chiến đấu cơ Nga và Syria.

 Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk bắt đầu phục vụ trong quân đội Mỹ từ tháng 8/1960, kể từ đó đến nay vũ khí này đã trải qua nhiều lần cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk bắt đầu phục vụ trong quân đội Mỹ từ tháng 8/1960, kể từ đó đến nay vũ khí này đã trải qua nhiều lần cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

 Tổ hợp MIM-23 Hawk do công ty Raytheon thiết kế, khoảng 40.000 quả tên lửa đã được chế tạo suốt thế kỷ 20 cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu đường không ở độ cao trung bình và lớn.

Tổ hợp MIM-23 Hawk do công ty Raytheon thiết kế, khoảng 40.000 quả tên lửa đã được chế tạo suốt thế kỷ 20 cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu đường không ở độ cao trung bình và lớn.

 Tuy tầm bắn hay độ cao tác chiến của hệ thống MIM-23 kém hơn đối thủ S-75 Dvina từ Liên Xô nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125.

Tuy tầm bắn hay độ cao tác chiến của hệ thống MIM-23 kém hơn đối thủ S-75 Dvina từ Liên Xô nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125.

 Tổ hợp MIM-23 Hawk thường được trang bị 4 đài radar bắt mục tiêu - dẫn đường tên lửa, 6 bệ phóng (3 đạn tên lửa trên mỗi bệ) và một số thành phần hỗ trợ khác.

Tổ hợp MIM-23 Hawk thường được trang bị 4 đài radar bắt mục tiêu - dẫn đường tên lửa, 6 bệ phóng (3 đạn tên lửa trên mỗi bệ) và một số thành phần hỗ trợ khác.

 Bốn loại radar của MIM-23 gồm: đài radar bắt mục tiêu tầm cao AN/MQP-35, đài radar bắt mục tiêu bay thấp AN/MPQ-34, đài radar hỏa lực AN/MPQ-33/39 dùng để dẫn đường tên lửa và đài radar xác định cự ly AN/MPQ-37.

Bốn loại radar của MIM-23 gồm: đài radar bắt mục tiêu tầm cao AN/MQP-35, đài radar bắt mục tiêu bay thấp AN/MPQ-34, đài radar hỏa lực AN/MPQ-33/39 dùng để dẫn đường tên lửa và đài radar xác định cự ly AN/MPQ-37.

 Đạn tên lửa của hệ thống MIM-23A Hawk có chiều dài 5,08 m; đường kính thân 0,37 m; sải cánh 1,21 m; lắp đầu đạn nổ mảnh nặng 54 kg và trọng lượng phóng 584 kg.

Đạn tên lửa của hệ thống MIM-23A Hawk có chiều dài 5,08 m; đường kính thân 0,37 m; sải cánh 1,21 m; lắp đầu đạn nổ mảnh nặng 54 kg và trọng lượng phóng 584 kg.

 Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2 - 35 km, đạt độ cao tối đa 11.000 m, tốc độ hành trình Mach 2,4. Đầu tự dẫn radar bán chủ động của đạn cho độ chính xác khá cao.

Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2 - 35 km, đạt độ cao tối đa 11.000 m, tốc độ hành trình Mach 2,4. Đầu tự dẫn radar bán chủ động của đạn cho độ chính xác khá cao.

 Cho đến thời điểm hiện tại MIM-23 Hawk là hệ thống phòng không tiêu diệt được nhiều chủng loại máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất nhất, và rõ ràng sự xuất hiện của nó sát căn cứ Hmeimim sẽ khiến Moskva phải lo lắng.

Cho đến thời điểm hiện tại MIM-23 Hawk là hệ thống phòng không tiêu diệt được nhiều chủng loại máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất nhất, và rõ ràng sự xuất hiện của nó sát căn cứ Hmeimim sẽ khiến Moskva phải lo lắng.

 Cần lưu ý thêm rằng MIM-23 HAWK chỉ là một hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu, trong tay quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn có những tổ hợp vượt trội bao gồm HISAR-A hay đáng ngại nhất chính là S-400 Triumf mua từ Nga.

Cần lưu ý thêm rằng MIM-23 HAWK chỉ là một hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu, trong tay quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn có những tổ hợp vượt trội bao gồm HISAR-A hay đáng ngại nhất chính là S-400 Triumf mua từ Nga.

 Ankara nhiều lần khẳng định rằng họ sẽ đưa vũ khí tối tân tới sát biên giới và lập vùng cấm bay tại tỉnh Idlib và Aleppo, Tổng thống Erdogan nổi tiếng là người cứng rắn, cho nên rõ ràng Moskva cùng với Damascus không thể xem nhẹ cảnh báo trên.

Ankara nhiều lần khẳng định rằng họ sẽ đưa vũ khí tối tân tới sát biên giới và lập vùng cấm bay tại tỉnh Idlib và Aleppo, Tổng thống Erdogan nổi tiếng là người cứng rắn, cho nên rõ ràng Moskva cùng với Damascus không thể xem nhẹ cảnh báo trên.

Việt Dũng (Theo Avia-pro)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-tho-nhi-ky-trien-khai-ten-lua-phong-khong-khoa-chat-can-cu-hmeimim-nga/855138.antd