Thỏa thuận Mỹ - Đức về Nord Stream 2 là thỏa thuận win-win cho tất cả và cho Ukraine

Thỏa thuận Mỹ-Đức cho phép hoàn thành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 gây tranh cãi được mô tả là một chiến thắng cho Nga, một thất bại cho phương Tây, và chà đạp chủ quyền Ukraine. Trên thực tế, thỏa thuận Mỹ - Đức có vẻ có lợi cho Nga, nhưng thực tế thỏa thuận này có lợi cho tất cả các bên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Photo: AFP / John MacDougall

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Photo: AFP / John MacDougall

Natural Gas World ngày 4 tháng 8 dẫn bài của Alexander Baunov thuộc Trung tâm Carnegie Moscow phân tích vấn đề này.

Trước hết, phải công nhận rằng việc hoàn thành đường ống Nord Stream 2 là một thắng lợi Tổng thống Nga Vladimir Putin, khí của Nga sẽ bao trùm Châu Âu, làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào Moscow, nhưng nó cũng sẽ khiến Đức và các nước Tây Âu khác mạnh hơn về kinh tế.

Thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể như một chiến thắng cho Điện Kremlin, nhưng trên thực tế, đó là một chiến thắng cho Đức. Berlin đã lên tiếng ủng hộ việc hoàn thành dự án, Nord Stream 2 không thể hoàn thành nếu không có sự ủng hộ của Đức.

Sau một loạt các biện pháp trừng phạt: tài chính, chính trị và công nghệ, Mỹ đi đến thỏa thuận với Đức vì nhận thấy rằng không có ý nghĩa gì khi trừng phạt một dự án đã hoàn thành hơn 90%. Tổng thống Joe Biden đã từ bỏ việc ngăn chặn Nord Stream 2, tin rằng đã quá muộn và thấy tốt hơn là liên minh với Đức. Washington mong muốn sự hợp tác của Berlin và Châu Âu, với mục đích lôi kéo đồng minh đối mặt với một đối thủ lớn hơn là Trung Quốc.

Biden quyết tâm khôi phục hình ảnh của Hoa Kỳ như một quốc gia có thể điều phối các nỗ lực toàn cầu và dẫn đầu trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Chính quyền Biden, đối mặt với một thỏa thuận đã xong, vào phút cuối đã xoay sở để không đứng ngoài lề, thể hiện Mỹ một người bạn, một đồng minh và là người bảo đảm lợi ích của những người khác. Đường ống dẫn khí đốt lẽ ra đã được xây dựng và Đức sẽ cố gắng xoa dịu tình hình cho Ukraine trong mọi trường hợp, nhưng giờ đây Mỹ là đồng tác giả của nỗ lực đó.

Ukraine, quốc gia có thể dễ dàng không có gì ngoài những lời hứa mơ hồ, đã có một thỏa thuận bằng văn bản giữa các đồng minh, một nửa trong số đó dành cho Ukraine, và trong đó có các số liệu cụ thể.

Thỏa thuận này thể hiện nghĩa vụ duy trì vị thế của Ukraine như một quốc gia trung chuyển khí đốt. Để bảo vệ Ukraine, Hoa Kỳ và Đức cam kết sử dụng tất cả các đòn bẩy có sẵn để tạo điều kiện gia hạn thêm tới mười năm cho thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Ukraine với Nga khi thỏa thuận này hết hạn vào năm 2024.

Ukraine sẽ được nhận khoản tín dụng công nghệ năng lượng xanh trị giá 50 triệu USD, các đảm bảo hoàn trả phí vận chuyển khí đốt mà nước này bị mất do dòng khí đốt không đi qua hệ thống dẫn khí của Ukraine đến năm 2024.

Ukraine cũng nhận được lời hứa 1 tỷ USD từ Đức để giúp Ukraine chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và cải thiện an ninh năng lượng của mình.

Nhà phân tích của Carnegie cho rằng, không thể phủ nhận rằng Nord Stream 2 sẽ củng cố vị thế đàm phán của Gazprom. Vào năm 2020, 55 tỷ mét khối khí đốt được vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine: chính xác là khối lượng mà Nord Stream 2 sẽ bổ sung vào năng lực vận chuyển hiện tại của Nga. Trong số 55 tỷ mét khối đó, 10 tỷ nằm ở Ukraine, là nguồn cung cấp ngược lại khí đốt của Nga từ châu Âu, mặc dù trên thực tế, lượng khí đó không bao giờ rời khỏi Ukraine. Nếu quá trình vận chuyển qua Ukraine bị dừng lại, Ukraine sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho việc vận chuyển khí đốt của Nga từ châu Âu thực - chứ không phải ảo. Nhưng mặt khác, nếu Gazprom định tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu lên 200 tỷ mét khối hoặc hơn, như họ hy vọng, nó có thể cũng cần đến tuyến đường của Ukraine.

EU sẽ giúp Ukraine khôi phục lại nguồn thu bị mất và 10 tỷ mét khối khí đốt mà nước này hiện thu được từ việc vận chuyển khí đốt của Nga. Những lời hứa của Hoa Kỳ và Đức trong thỏa thuận thành lập Quỹ Xanh cho Ukraine để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của nước này với các khoản đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật.

Thỏa thuận giữa Mỹ và Đức về Nord Stream 2 chỉ có thể thực sự được hiểu trong bối cảnh của quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh mà EU và Hoa Kỳ có kế hoạch thực hiện trong vòng 15 đến 20 năm tới. Quá trình chuyển đổi đó, nếu thành công, sẽ cân bằng lợi thế mà Nga đã đạt được vừa rồi và cung cấp cho phương Tây những cách thức mới để duy trì khả năng cạnh tranh. Các nền kinh tế châu Âu sẽ cần ít khí đốt của Nga hơn khi họ chuyển sang các nguồn năng lượng xanh mới và EU, với tư cách là người mua đến từ tương lai xanh, sẽ giao dịch với nhà cung cấp hydrocacbon vượt trội về công nghệ.

Đối với Ukraine, phương Tây đang cố gắng bù đắp cho vị thế suy yếu của nước này bằng cách đưa nước này vào quá trình chuyển đổi năng lượng trên toàn châu Âu. Năng lượng mới là một lĩnh vực mà Ukraine đã có năng lực khá tốt, và nếu nắm bắt được cơ hội, nước này có thể trở thành nước xuất khẩu năng lượng xanh sang EU.

Elena

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/thoa-thuan-my-duc-ve-nord-stream-2-la-thoa-thuan-win-win-cho-tat-ca-va-cho-ukraine-620259.html