Thời đại máy bay tàng hình F-35 đã bị UAV 'kết liễu'?

Giới lãnh đạo Quân đội Mỹ đang tồn tại tranh cãi về hiệu quả của máy bay chiến đấu tàng hình F-35, một số ý kiến cho rằng, F-35 đã không còn hiệu quả bằng công nghệ máy bay không người lái (UAV).

Mới đây, Không quân Mỹ đã tổ chức một cuộc hội thảo đánh giá về hoạt động không chiến trong tương lai ở Florida. Tại cuộc họp, Giám đốc điều hành Tesla, ông Musk tuyên bố rằng, nếu máy bay chiến đấu F-35 đối mặt một máy bay không người lái (UAV) điều khiển từ xa sẽ không có cơ hội chiến thắng.

Máy bay chiến đấu F-35. Nguồn: eastday.com.

Máy bay chiến đấu F-35. Nguồn: eastday.com.

Tuy nhiên, sau đó, nhà lãnh đạo chương trình F-35 của Lầu Năm Góc và Trung tướng Không quân Mỹ Eric Fick vẫn trả lời trước giới truyền thông rằng, máy bay chiến đấu F-35 vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong những thập kỷ tới.

Tại các hội thảo về hoạt động không chiến trước đây, Musk tuyên bố rằng “thời đại của máy bay chiến đấu đã kết thúc” và ông nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi Không quân chuyển sang UAV tự chủ chiến đấu. Musk tin rằng so với các máy bay chiến đấu truyền thống, UAV có chi phí nhỏ hơn về vật lực và nhân lực, đồng thời UAV có lợi thế là vật chất và con người nhỏ hơn và có lợi thế là được tích hợp cả hoạt động tấn công và giám sát.

Các UAV có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công trong khi thu thập thông tin tình báo. Musk cũng đề cập đến trí tuệ thông minh nhân tạo, nói rằng nếu kết hợp UAV và công nghệ trí tuệ nhân tạo, hiệu quả chiến đấu sẽ vượt xa đáng kể so với máy bay chiến đấu F-35. Nhận xét của Musk đã châm ngòi cho những phản bác từ quân đội và ngành công nghiệp quân sự Mỹ.

UAV sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế F-35? Nguồn: eastday.com.

UAV sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế F-35? Nguồn: eastday.com.

Thứ nhất, mặc dù kỹ thuật UAV (drone) và công nghệ trí tuệ nhân tạo đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng chưa hoàn toàn trưởng thành và khó xử lý thông tin hiệu quả như các phi công chiến đấu đã được đào tạo nghiêm ngặt. Tư lệnh không quân Mỹ Mike Holmes cho biết, về lâu dài, Mỹ vẫn cần máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay có người lái khác để thiết lập và duy trì ưu thế trên không. Năm 2019, ba chiếc xe Tesla có khả năng lái tự động đã gặp tai nạn, điều này cho thấy tiềm năng của các hệ thống tự động không nên được cường điệu hóa.

Thứ hai, các yêu cầu kỹ thuật cao của máy bay không người lái có thể gây ra các vấn đề về “đạo đức chiến tranh”. Phải mất thời gian để dữ liệu cảm biến được truyền từ máy bay đến người điều khiển, người vận hành cần xử lý thông tin và đưa ra quyết định, sau đó lệnh sẽ được truyền trở lại máy bay. Đối với môi trường chiến tranh cần ra quyết định tức thời thì quá trình này bị chậm và việc truyền thông bị chậm trễ có thể làm cho UAV không thể duy trì khả năng cơ động. Do đó, UAV cần các hệ thống rất tự động và phải hoàn toàn tự động.

Các UAV sẽ khó có thể phân biệt "địch - ta". Nguồn: eastday.com.

Các UAV sẽ khó có thể phân biệt "địch - ta". Nguồn: eastday.com.

Nếu drone nằm ngoài phạm vi điều khiển, drone cần được trao quyền với khả năng ra quyết định thông qua bộ xử lý trên máy bay hoặc quy trình điện toán đám mây được mã hóa. Cho đến nay, công nghệ này không tồn tại, và thậm chí nếu có, nó sẽ mang lại các vấn đề đạo đức và luân lý. UAV yêu cầu con người điều khiển từ xa, không chỉ dựa vào hệ thống tự động để xác định kẻ thù và bạn bè, mà còn có thể tự động triển khai bố trí trong trường hợp chưa nhận được sự đồng ý từ con người, đây là tình huống không khôn ngoan và rất nguy hiểm, UAV thậm chí có thể trở thành “cỗ máy giết người như kiểu kẻ hủy diệt”.

Thực tế đã chứng minh điều trên, theo lý thuyết thì ngoài sự lợi hại trong việc đánh khủng bố, drone còn giảm số thường dân bị sát hại oan ức vì nhìn kỹ mục tiêu hơn một chiến đấu cơ bay ngang với tốc độ cả ngàn cây số/giờ và văng bom xuống đất.

Tuy nhiên trong thực hành, đến tháng 6/2015, số người bị drone sát hại tại khu vực giáp ranh Afghanistan - Pakistan lên đến 6.000 người, tỉ lệ là 10 thường dân và 1 khủng bố. Lý do là những người “râu ria đeo súng” đối với drone đều là khủng bố. Ngày 17/3/2011, một hội nghị của 38 viên chức dân cử thuộc chính quyền Pakistan bị drone đánh vì nhầm là họp khủng bố. Có lúc cả đám ma, đám cưới cũng bị đánh nhầm, điều này cho thấy nếu drone thiếu phần “tình báo con người”, thì vẫn lệch lạc trong việc thi hành.

UAV Mỹ tấn công khủng bố ở Afghanistan. Nguồn: eastday.com.

UAV Mỹ tấn công khủng bố ở Afghanistan. Nguồn: eastday.com.

Ngoài ra, việc sử dụng drone tối đa này gây ra hội chứng "drone arrogance" (kiêu căng không người lái). Sau khi thủ tướng Pakistan lúc bấy giờ Pervez Musharraf cho phép Mỹ dùng drone trong không phận Pakistan mà không cần báo trước hay xin phép thì tình báo quân đội Pakistan (ISI) thấy họ mất ảnh hưởng và chủ quyền quốc gia.

Giữa các cơ quan Mỹ cũng mâu thuẫn, chương trình “ám sát” bằng drone là do CIA thực hiện bí mật, quân đội không kiểm soát được, tạo ra sự ganh ghét lẫn nhau và hội chứng “các anh giết nhiều thường dân hơn tôi”.

Về công nghệ cũng có nhiều kẽ hở chết người. Lúc đầu, một phần mềm mua giá 15 USD từ Nga cho phép Taliban hay Al Qaeda dưới đất bật laptop lên và thấy được trên màn hình các drone đang hoạt động. Kẽ hở này sau đó được chấn chỉnh, nhưng đã không người lái thì vẫn có thể hack được. Ngày 5/12/2011, Iran cướp được một drone thám thính Sentinel của Mỹ bằng vũ khí cyber, ra lệnh cho chiếc này đáp xuống Iran thay vì trở về căn cứ.

Theo Đức Trí/Infonet

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/thoi-dai-may-bay-tang-hinh-f-35-da-bi-uav-ket-lieu/20200326085405487