Thời điểm tuyệt đối không uống cà phê

Cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống quá nhiều hoặc sai thời điểm có thể gây hại tới cơ thể.

Sau bao lâu uống cà phê, não bộ trở nên tỉnh táo, tăng cường năng lượng?

Ngay sau khi uống
30-60 phút
60-120 phút

Theo WebMD, trong khoảng 30-60 phút sau khi uống cà phê, não bộ sẽ trở nên tỉnh táo do caffeine kích thích chất dẫn truyền thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, uống một lượng lớn cà phê sẽ khiến bạn có cảm giác bồn chồn, lo lắng không yên.

Cà phê có tác dụng phụ không mong muốn nào?

Gây mất ngủ
Gây tóc bạc sớm
Làm tụt huyết áp

Theo Sleep Doctor, caffeine trong cà phê cải thiện sự tập trung và giúp mọi người cảm thấy tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, caffeine cũng có thể kích thích thần kinh, làm gián đoạn giấc ngủ bình thường và làm tăng nguy cơ mất ngủ, đặc biệt khi bạn tiêu thụ với liều lượng cao hoặc không đúng thời điểm.

Người đang gặp vấn đề sức khỏe gì tuyệt đối không uống cà phê?

Mắc bệnh tuyến giáp
Tiêu chảy
Bệnh về xương khớp

Khi bạn đang bị tiêu chảy, cà phê là đồ uống càng khiến tình trạng này trở nên xấu hơn, theo Eat This, Not That. Lý do là tiêu chảy khiến bạn mất chất lỏng trong người, trong khi caffeine giúp lợi tiểu nhưng gây mất nước. Ngoài ra, caffein có thể làm co thắt ruột và khiến tình trạng tiêu chảy càng trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh tim mạch có thể uống cà phê như thế nào?

Có thể nhưng nên hạn chế
Uống như những người khỏe mạnh
Không được uống

Theo Very Well Health, người bị bệnh tim mạch có thể uống cà phê ở mức cho phép khoảng 170 mg mỗi ngày, vì caffeine làm tăng sự nhạy cảm của hệ thống thần kinh, kích hoạt hệ thống tim mạch. Thậm chí, uống cà phê ở mức độ vừa phải có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Nên giới hạn uống mấy ly cà phê mỗi ngày?

4 ly
5 ly
6 ly
Uống tùy thích

Theo Healthline, bạn không nên uống quá 4 ly cà phê mỗi ngày (khoảng 400 mg) vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như lo âu hoặc kích thích, tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, huyết áp...

Thời điểm nào không nên uống cà phê?

Vào buổi sáng
Khi đói bụng
Vào bữa trưa

Theo Hindustan Times, hạt cà phê có chứa thành phần axit gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non. Nếu uống cà phê khi đang đói bụng sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, gây hại tới hệ thống tiêu hóa của cơ thể, dẫn đến các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn.

Cách uống cà phê có tác dụng giảm cân:

Cà phê đen
Cà phê nâu (cà phê đen pha thêm sữa)
Cà phê gói hòa tan

Theo Times Now News, cà phê đen không chứa calo, chất béo hoặc cholesterol. Nó chứa chất chống oxy hóa, caffeine giúp tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê đen có thể giúp bạn tập thể dục chăm chỉ hơn một chút vì nó tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng tất cả lợi ích này của cà phê chỉ có thể phát huy được khi nó chỉ được pha với nước - không có các chất phụ gia khác như đường, kem, sữa.

Bạn không nên uống cà phê khi bị thiếu ngủ nghiêm trọng:

Đúng
Sai

Theo Eat This, Not That, nhiều người nghĩ rằng cà phê là giải pháp tự nhiên giúp bạn tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Nhưng nghiên cứu cho thấy caffeine sẽ không có tác dụng như vậy nếu bạn ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục. Thiếu ngủ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này dù bạn uống nhiều.

Mai Phương

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/thoi-diem-tuyet-doi-khong-uong-ca-phe-post1480061.html