Thời điểm 'vàng' uống sữa trong ngày bạn không được quên
Để phát huy hết công dụng của sữa bạn phải lựa chọn thời điểm uống phù hợp.
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất.
Protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao. Protein sữa bao gồm casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm hơn 75% tổng số protein. Casein có đủ tất cả các acid amin cần thiết. Đặc biệt là Lysin là một acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
Chất béo sữa có trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao, chứa nhiều acid béo chưa no. Chính vì vậy, chất béo sữa có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa, có giá trị sinh học cao.
Đường của sữa là lactoza, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn là galactoza và glucoza. Lactoza trong sữa bò là 2,7-5,5%, sữa mẹ là 7%.
Chất khoáng trong sữa có nhiều: Calci, Kali, Phospho,... vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm. Sữa là nguồn thức ăn cung cấp Calci quan trọng cho trẻ em. Sữa cung cấp chủ yếu Vitamin A, B1, B2, còn các vitamin khác không đáng kể. Trong sữa non (3 ngày đầu mới sinh) còn có một lượng kháng thể miễn dịch lgA (Immunoglobulin) rất tốt cho cơ thể trẻ, giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Vì thế không nên uống sữa vào buổi sáng đặc biệt lúc bụng đói, chỉ nên uống sữa sau bữa sáng 1 – 2 tiếng, trong dạ dày có chất chống lại những chất độc hại của sữa khi bụng đói, trước khi uống sữa nên ăn một chút thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Tốt nhất nên uống sữa vào buổi tối, vì trong sữa chứa Tryptophan L khiến con người mệt mỏi muốn ngủ, đồng thời còn chứa loại hợp chất morphine có tác dụng kích thích giấc ngủ, đặc biệt là tryptophan là thành phần quan trọng nhất tổng hợp hydroxyl não, 5-hydroxytryptamine có tác dụng quan trọng kích thích não đi vào giấc ngủ, hoạt động tư duy của não bị ức chế, từ đó con người muốn ngủ.
Những người không nên uống nhiều sữa
Người bị bệnh trào ngược dạ dày: Chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm nghiêm trọng.
Người bị viêm loét đường tiêu hóa: Người đã bị viêm loét đường tiêu hóa uống sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người thường bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy: Những người bị thiếu hụt axit lactose, sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Chứng bệnh này tuy không phải do sữa gây ra, nhưng uống sữa vào càng khiến cho tình trạng trầm trọng hơn.
Người bị viêm đại tràng: Do sữa dưới tác động của enzym trong dạ dày sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Người thiếu máu do sắt:Nếu uống sữa thì sắt II của cơ thể kết hợp với muối canxi và muối phốt pho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho quá trình hồi phục.