Thói quen ăn cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người
Một số người có thói quen ăn cơm nhão cho dễ nhai nhưng thực ra cơm nhão không phải lúc nào cũng an toàn.
Rủi ro sức khỏe không thể tránh khi ăn cơm nhão
Cơm được nấu quá chín sẽ bị cạn kiệt axit amin và vitamin, khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn. Theo Liên đoàn Lúa gạo Hoa Kỳ, cơm quá chín có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe bao gồm suy giảm chất dinh dưỡng và tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nấu cơm quá chín sẽ dẫn đến phá vỡ cấu trúc phân tử và tạo ra các chất mới, một trong số đó là acrylamide.
Theo một số nghiên cứu, acrylamide đã được phân loại là chất có thể gây ung thư ở người, việc tiêu thụ quá mức chất này có thể dẫn đến các loại ung thư khác nhau.
Phá hủy axit amin
Axit amin là nền tảng của protein và những chất dinh dưỡng này được cơ thể bạn sản xuất trong khi những chất khác phải được tiêu thụ từ thực phẩm bạn ăn.
Nhà dinh dưỡng học Nancy Appleton của Hiệp hội Sức khỏe Toàn diện Hoa Kỳ giải thích rằng nấu quá chín bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể phá hủy axit amin, khiến chúng trở nên vô dụng đối với cơ thể bạn.
Nấu quá chín sẽ phá hủy liên kết giữa các phân tử, làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các axit amin thiết yếu như tryptophan, được sử dụng để điều hòa giấc ngủ.
Khó tiêu hóa hơn
Nấu cơm nhão làm cho hạt dễ tiêu hóa hơn nhưng nấu quá chín lại có tác dụng ngược lại. Nấu cơm quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy các enzym trong hạt giúp tiêu hóa dễ dàng.
Mặc dù các enzyme cũng tồn tại trong đường tiêu hóa của bạn, nhưng nhiều loại thực phẩm cũng chứa các enzyme cụ thể của riêng chúng, đặc biệt giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Theo Elmhurst College, quá trình phá hủy các liên kết trong axit amin được gọi là biến tính. Quá trình này cũng được sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế bằng cách phá hủy các axit amin còn sót lại khi tiếp xúc với da.
Vitamin bị phá hủy
Các vitamin thiết yếu như thiamin hoặc vitamin B-1 dễ bị phá hủy do nấu cơm quá chín. Theo Viện Công nghệ Massachusetts, vitamin B-5, còn được gọi là axit pantothenic, cũng dễ bị phá hủy khi nấu cơm quá chín.
Nhiều vitamin B cũng bị ảnh hưởng tương tự do nấu quá chín trong khi những vitamin này cần thiết cho các quá trình như trao đổi chất và sản xuất năng lượng.
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nấu quá chín như cơm có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Tác dụng gây ung thư tiềm ẩn
Nấu quá chín bất kỳ loại thực phẩm nào không chỉ phá hủy cấu trúc phân tử mà còn có thể tạo tiền đề cho việc tạo ra các cấu trúc mới và tiềm ẩn nguy hiểm.
Các axit amin trong cơm nấu quá chín có thể tạo thành một chất gọi là acrylamide. Acrylamide là một hợp chất gây ung thư được biết đến, mặc dù nó có nguồn gốc tự nhiên.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, việc sản xuất acrylamide bắt đầu ở khoảng 120 độ F. Việc tiêu thụ chất này trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư miệng, ruột, vú và buồng trứng.
Cách khắc phục cơm nhão
Để an toàn, tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen nấu cơm nhão. Tuy nhiên, ăn cơm nhão một vài lần sẽ không gây hại nhiều nếu bạn đảm bảo rằng mình luôn ăn uống lành mạnh.
Nếu cơm quá nhão, bạn có thể nghiền nát và làm bánh gạo, bạn cũng có thể dùng để tạo ra nhiều món khác.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn sử dụng cơm ở dạng ban đầu thì có thể xả hết nước thừa bằng rây. Sau đó đổ nước lạnh lên cơm để loại bỏ lớp tinh bột dư thừa.
Đặt các hạt gạo lên khay trong lò nướng ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, cách này có thể làm cho hạt cơm bị dai.
Nếu muốn nấu cơm như một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn cần làm quen với những lỗi thường gặp khiến cơm bị nhão và khám phá những kỹ thuật hiệu quả để ngăn ngừa tình huống này.
Mặc dù cơm nhão có thể được tận dụng để nấu cháo hoặc súp, nhưng những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và rủi ro có thể xảy ra đồng nghĩa với việc tốt nhất bạn nên nấu một mẻ cơm mới để thay thế.
Theo livestrong.com