Thông điệp dịu dàng từ phiên bản điện ảnh 'Tiếng gọi nơi hoang dã'
Được mệnh danh là tác phẩm nhiều người đọc nhất của nhà văn Jack London, 'Tiếng gọi nơi hoang dã' (The Call of the Wild) và cuộc đời chú chó Buck dũng mãnh đã không ít lần được chuyển thể thành phim.
Mỗi lần được tái hiện lại, câu chuyện của Buck lại mang đến cho người xem nhiều cảm xúc khác nhau. Và phiên bản điện ảnh vừa phát hành cũng là một tác phẩm thành công khi khai thác hành trình cuộc đời Buck với những khía cạnh tình cảm khác hơn, anh hùng hơn và cũng nhân văn hơn.
Buck vốn là một chú chó được cưng chiều trong gia đình nhà Thẩm phán Miller ở một thung lũng phía Nam. Nhưng cậu đã bị bắt cóc và bán đến vùng đất lạnh giá phía Bắc. Chủ mới của Buck là Perrault và câu nói trên chính là câu chào mừng đầu tiên Buck nhận được từ anh.
Trước đó, chú chó đã phải trải qua không ít ngược đãi trong hành trình qua tay nhiều kẻ buôn, vậy nên thái độ thân thiện và nụ cười của người đưa thư có nước da màu này, là sự chào đón đầu tiên của cậu tại vùng đất dữ.
Câu nói “Nào Buck, giờ chúng ta chung số phận rồi, chúng ta là một khối. Hãy cùng bắt đầu hành trình nào!” của Perrault còn thể hiện một niềm tin to lớn mà anh dành cho Buck trên con đường thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này cũng được thể hiện rõ hơn trong những diễn biến và tuyên bố sau này của anh.
Trong hành trình đưa thư, Perrault cùng người cộng sự của mình là Francoise và đội chó kéo xe đã gặp không ít khó khăn. Nguy hiểm nhất phải nói đến lần họ phải vượt qua một con sông đã đóng băng.
Trong quá trình dò đường, Francoise đã bị rơi xuống dòng sông lạnh. Chính Buck đã bất chấp nguy hiểm và nhiệt độ lạnh cóng khi đó để lao mình xuống dòng sông băng cứu cô.
Đáp lại sự kì vọng của Perrault, trong vị trí một chú chó kéo xe, Buck không chỉ thể hiện được sức mạnh của mình, mà cậu còn thể hiện được bản lĩnh khó tin. Buck đã dẫn cả đội vượt qua cơn tuyết lở và lần đầu tiên, Perrault và Francoise đã giao thư đúng hẹn trước sự chờ đón của bao nhiêu con người.
Tận hưởng cảm giác thành công lần đầu tiên, người chủ da đen mới tâm sự với “captain" đội chó kéo xe về ý nghĩa những bức thư và công việc của anh.
Với Perrault, hành trình vài ngàn dạn để mang những lá thư đến các thị trấn nhỏ nơi phương Bắc này, không chỉ là công việc, mà đó còn là một sự tự hào, một trách nhiệm nặng nề.
Nếu như công việc của ông già Noel là mang những món quà đến cho mọi người vào ngày giáng sinh, thì anh cùng đội chó của mình cũng chở “niềm vui, tình yêu, niềm hy vọng” đến với những con người đơn côi ở vùng đất cô đơn giá lạnh này.
Trong hành trình của mình, càng đi về phía vượt ra ngoài bản đồ, John và Buck càng tìm thấy những cảnh đẹp tuyệt vời và câu nói ở trên là khi cả hai đứng trên một sườn núi, phóng mắt nhìn ra toàn bộ quang cảnh hùng vĩ nơi họ dừng chân.
Đúng như những gì John nói, con người và cũng như mọi loài vật trên thế giới này đều có nguồn gốc từ tự nhiên hoang dã. Nhưng theo chu trình tiến hóa, con người như chúng ta và những chú chó được thuần hóa như Buck đã rời đến những vùng đồng bằng, khai hoang trồng trọt và phát triển.
Chúng ta đến và đi khỏi những vùng đất như thế này, nhưng mẹ thiên nhiên vẫn luôn ở nơi đây. Vẻ đẹp hoang sơ của tạo hóa vẫn luôn ở lại, đâu đó trên trái đất này và chờ đón những bước chân tìm về như John cũng Buck đã làm.
Dù đi đến bất cứ nơi đâu, mỗi người chúng ta đều có một nơi mà trái tim hướng về. Và những chuyến đi không chỉ để ta khám phá những điều mới là hay thỏa mãn đam mê xê dịch của mình, mà đi là để trở về, để biết trân trọng tình thân và nơi chốn yên an yên dành riêng cho mỗi người. Đó là nhà.
Với nhiều thông điệp ý nghĩa được gửi gắm trong suốt bộ phim, “Tiếng gọi nơi hoang dã” không chỉ là một tác phẩm núp dưới cái bóng của tác phẩm văn học nổi tiếng, mà tự thân bộ phim đã tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng người xem.
Diệp Anh
Ảnh trong phim