Thống nhất các nội dung chuẩn bị Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Trảng Bom trong Chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm'

Sư đoàn 341 vừa phối hợp với Thường trực Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn và Viện Lịch sử Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức hội nghị thống nhất các nội dung chuẩn bị phục vụ Hội thảo khoa học: 'Chiến thắng Trảng Bom trong Chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm'.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự; Đại tá Lê Thế Soái, Sư đoàn trưởng; Đại tá Nguyễn Văn Linh, Chính ủy Sư đoàn và các đồng chí Thường trực Ban liên lạc CCB Sư đoàn 341.

Đại tá Nguyễn Văn Linh, Chính ủy Sư đoàn giới thiệu những nét chính, tiêu biểu về lịch sử ra đời, tổ chức biên chế và nhiệm vụ chính trị của Sư đoàn 341.

Đại tá Nguyễn Văn Linh, Chính ủy Sư đoàn giới thiệu những nét chính, tiêu biểu về lịch sử ra đời, tổ chức biên chế và nhiệm vụ chính trị của Sư đoàn 341.

Tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Linh, Chính ủy Sư đoàn đã giới thiệu những nét chính, tiêu biểu về lịch sử ra đời, tổ chức biên chế và nhiệm vụ chính trị của Sư đoàn 341.

Theo đó, Sư đoàn 341 được thành lập ngày 23/11/1972 theo quyết định của Bộ Quốc Phòng và được mang tên “Sư đoàn Sông Lam”.

Sau khi thành lập, Sư đoàn đã viết nên những trang sử hào hùng, chói lọi của một sư đoàn trẻ nhất trong toàn quân, hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đại tá Lê Thế Soái, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341 phát biểu tại hội nghị.

Đại tá Lê Thế Soái, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341 phát biểu tại hội nghị.

Đầu năm 1975, Sư đoàn 341 được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ tham gia chiến đấu tại mặt trận Miền Đông Nam bộ, trong đội hình Quân đoàn 4, trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, làm nhiệm vụ quân quản; tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả với nước bạn Campuchia.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh trên hướng Đông Bắc, địa bàn tỉnh Đồng Nai, trận đánh Trảng Bom ngày 27/4/1975, là một trong những trận đánh mở màn của chiến dịch, tiêu diệt và làm tan rã Tiểu đoàn 18 ngụy, tạo điều kiện cho các lực lượng của Quân đoàn 4 và Bộ phát triển chiến đấu vào Hố Nai, Biên Hòa, Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại biểu tham luận tại hội nghị.

Đại biểu tham luận tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến để tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Trảng Bom trong Chiến dịch Hồ Chí Minh – Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm” thành công tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự phát biểu tại hội nghị.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự phát biểu tại hội nghị.

Ban tổ chức hội thảo cũng thống nhất các giải pháp nhằm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương nơi tổ chức hội thảo (tỉnh Đồng Nai), làm tốt công tác chuẩn bị, rà soát, biên tập kỹ lưỡng các bài tham luận bảo đảm chất lượng, hoàn chỉnh tài liệu phục vụ hội thảo.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự tặng quà lưu niệm Sư đoàn 341.

Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự tặng quà lưu niệm Sư đoàn 341.

Trước đó, Sư đoàn 341 đã chủ động phối hợp với Thường trực Tỉnh ủy, UBND và các cơ quan của tỉnh Đồng Nai triển khai công tác chuẩn bị cho hội thảo.

Dự kiến, Hội thảo “Chiến thắng Trảng Bom trong Chiến dịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm” sẽ diễn ra vào tháng 4/2024 tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Duy Thùy (CTV)

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/quoc-phong-an-ninh/thong-nhat-cac-noi-dung-chuan-bi-hoi-thao-khoa-hoc-nbsp-chien-thang-trang-bom-trong-chien-dich-ho-chi-minh--y-nghia-va-bai-hoc-kinh-nghiem/200039.htm