Thông qua đề tài 'Âm nhạc của người S'tiêng Bình Phước - khảo cứu, bảo tồn và phát triển'

Sáng nay 18-10, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài 'Âm nhạc của người S'tiêng Bình Phước - khảo cứu, bảo tồn và phát triển'. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch hội đồng Bùi Thị Minh Thúy chủ trì cuộc họp.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch hội đồng Bùi Thị Minh Thúy chủ trì cuộc họp

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch hội đồng Bùi Thị Minh Thúy chủ trì cuộc họp

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, giảng viên cao cấp của Trường đại học Sài Gòn, chủ nhiệm đề tài cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước âm nhạc S’tiêng đang bị mai một, những nghệ nhân âm nhạc nắm giữ nghệ thuật cổ truyền đã không còn người thừa kế. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có sự đánh giá tổng quát hiện trạng âm nhạc dân tộc S’tiêng và bảo vệ chân dung văn hóa của dân tộc S’tiêng. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát triển âm nhạc S’tiêng là điều cấp thiết hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, giảng viên cao cấp của Trường đại học Sài Gòn, chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, giảng viên cao cấp của Trường đại học Sài Gòn, chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

Qua thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã nghiên cứu, thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan đến đề tài với 153 tài liệu trong nước và nước ngoài; 12 bài viết chuyên đề và 9 tài liệu dưới dạng thu âm, đĩa hình liên quan đến âm nhạc dân tộc, lịch sử, văn hóa tộc người S’tiêng Bình Phước.

Tại cuộc họp, đề tài được hội đồng khoa học và các nhà phản biện đánh giá cao tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật số liệu qua kết quả điều tra, khảo sát và các nguồn tư liệu được sử dụng vào các báo cáo khoa học của nhóm tác giả. Bên cạnh đó, các thành viên hội đồng quan tâm đến các nhóm giải pháp thực hiện nhằm tăng tính ứng dụng của đề tài sau khi đi vào thực tiễn. Đồng thời, đề nghị nhóm tác giả điều chỉnh một số thuật ngữ, tên của một số chương, mục, tiểu mục để đề tài sát với thực tiễn khi đi vào đời sống của người S’tiêng Bình Phước.

Các thành viên phản biện đề tài đánh giá cao tính đại diện, xác thực của tài liệu cũng như phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả

Các thành viên phản biện đề tài đánh giá cao tính đại diện, xác thực của tài liệu cũng như phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả

Phát biểu kết luận cuộc họp, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch hội đồng Bùi Thị Minh Thúy đánh giá cao đề tài về tính kịp thời, ứng dụng cũng như giá trị thực tiễn và khoa học của đề tài vào thực tế đời sống của cộng đồng S’tiêng và điều kiện của tỉnh Bình Phước hiện nay.

Ông Trần Văn Chung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị nhóm nghiên cứu gom lại các nhóm giải pháp thực hiện nhằm tăng tính ứng dụng của đề tài sau khi đi vào thực tiễn

Ông Trần Văn Chung, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị nhóm nghiên cứu gom lại các nhóm giải pháp thực hiện nhằm tăng tính ứng dụng của đề tài sau khi đi vào thực tiễn

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu trả lời ý kiến của các nhà phản biện tại cuộc họp

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu trả lời ý kiến của các nhà phản biện tại cuộc họp

Sau khi thảo luận, hội đồng đã nghiệm thu, thông qua đề tài và xếp loại xuất sắc.

Ngọc Bích - Công Minh

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/19/137944/thong-qua-de-tai-am-nhac-cua-nguoi-s-tieng-binh-phuoc-khao-cuu-bao-ton-va-phat-trien