Thông tin cần biết về chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận, thay thế chứng chỉ A, B, C
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 15/01/2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C tại Quyết định 30 sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể, sẽ bao gồm một số nội dung Chương 3 Quyết định 30 như:
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký dự kiểm tra đối với thí sinh tự do;
- Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra;
- Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ;
- Xếp loại kết quả kiểm tra;
- Quy định đối với cán bộ coi kiểm tra, chấm kiểm tra;…
Lưu ý: Các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ đang triển khai trước ngày 15/01/2020 sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc. Các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, dư luận không khỏi hoang mang khi có nhiều thông tin đồn thổi rằng sẽ bỏ chứng chỉ ngoại ngữ. Cần khẳng định lại là Không có chuyện bỏ tất cả quy định về cấp chứng chỉ ngoại ngữ từ 15/1/2020.
Nội dung chính xác tại Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT không quy định ngày 15/1/2020 sẽ bỏ toàn bộ quy định về kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ nói chung mà tới đây các trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (trình độ A, B, C) thay vào đó sẽ thực hiện việc thi cấp chứng chỉ chung theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Vậy khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam là gì? Nội dung dưới đây sẽ giải thích chứng chỉ mà sắp tới mọi người phải đáp ứng.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (viết tắt: KNLNNVN) áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:
Cần lưu ý:
Các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên có giá trị sử dụng.
Đối với các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.
Các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam là:
- Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Cần Thơ
*****
Xem Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại đây