Thu hút chuyên gia pháp lý là người Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến: Cần có những chính sách đặc thù đủ hấp dẫn
Ngày 17/7, tại TP.HCM, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo 'Cơ chế thu hút chuyên gia pháp lý là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đóng góp cho hoạt động pháp luật và tư pháp' dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư pháp.
Nguồn lực quan trọng trong bối cảnh hội nhậpquốc tế
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn HưũHuyên nhấn mạnh, đội ngũ chuyên gia pháp lý người Việt Nam ở nước ngoài là nguồnlực trí tuệ quý báu, góp phần nâng cao năng lực thể chế và khẳng định vị thế củanền tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu cơ chế thống kê, kết nối và thuhút hiệu quả lực lượng này, nhất là trong bối cảnh các vấn đề pháp lý xuyênbiên giới như: thừa kế, quốc tịch, tương trợ tư pháp... ngày càng phức tạp.
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 5 triêụkiều bào đang sinh sống và làm việc trên thế giới, trong đó có khoảng 600.000chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta hiện chưa có thống kê cụ thểvề chuyên gia pháp lý là kiều bào, nhưng đội ngũ này được cho là đang tập trungtại một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Úc, Hàn Quốc…
Tại buổi Hội thảo, TS. Lại Thị Phương Thảo,Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội và một số đại biểu khác đều cho rằng,các chuyên gia pháp lý Việt Nam ở nước ngoài được đào tạo bài bản tại các trườngluật danh tiếng trên thế giới, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật quốc tế,kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa văn hóa và khả năng ngoại ngữ vượt trội.Họ có thể đóng góp vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam,đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giúp đất nước nâng cao năng lực giải quyếttranh chấp quốc tế. Khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào các hoạt độngthương mại, đầu tư quốc tế, số lượng các vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến ViệtNam cũng gia tăng thì các chuyên gia pháp lý Việt Nam ở nước ngoài có kinh nghiệmtrong lĩnh vực này có thể giúp Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình…

Quang cảnh hội thảo
Bên cạnh đó, lực lượng này cũng sẽ góp phầnthúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý. Họ có thể tham gia vào các dưạ́n nghiên cứu khoa học pháp lý, công bố các công trình nghiên cứu trên các tạpchí quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của khoa học pháp lý Việt Nam trên thế giới.Không chỉ thế, họ còn kết nối, chuyển giao tri thức và là cầu nối giữa các cơquan, tổ chức pháp luật của Việt Nam với các đối tác quốc tế, giúp Việt Nam tiếpcận với các kiến thức, kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất trên thế giới.
Cần nhiều chính sách hấp dẫn

Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Thành ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách , Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM phát biểu tại hội thảo
Ở phần thảo luận, theo đánh giá của các đạibiểu tại Hội thảo, mặc dù thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chínhsách thông thoáng nhằm kêu gọi, khuyến khích đồng bào ở xa Tổ quốc đóng góp sứclực, trí tuệ để kiến tạo đất nước giàu đẹp, hội nhập. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tạinhững hạn chế nhất định, chưa đủ hấp dẫn để thu hút kiều bào cống hiến, trongđó có đội ngũ chuyên gia pháp lý.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Trường Đại học NgoạiThương; ThS. NCS Nguyễn Lê Hoài, ThS. Phùng Hồng Thanh - Trường Đại học LuậtTP.HCM cùng một số đại biểu đã đưa ra một số mô hình thu hút nhân tài mà nhiêùquốc gia áp dụng, mang lại sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế –xã hội của các nước như: Tại Trung Quốc, chính sách thu hút nguồn lực kiều bàotrong lĩnh vực pháp lý rất bài bản, toàn diện, với các chính sách ưu đãi vềvisa, cư trú, đãi ngộ tài chính, công nhận bằng cấp, xây dựng mạng lưới cộng đồngchuyên gia rộng lớn. Các chương trình như “Chương trình ngàn nhân tài”, “Chươngtrình chuyên gia cao cấp” đã thu hút hàng ngàn chuyên gia quốc tế, trong đó cónhiều luật sư, chuyên gia pháp lý. Cơ chế tổ chức đa tầng, linh hoạt, có cơ chếhợp tác rõ ràng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhậpquốc tế.
Hay như tại Hàn Quốc, họ có chính sáchvisa F-4, visa đặc biệt dành cho người gốc Hàn mang quốc tịch nước ngoài, chophép họ cư trú lâu dài, làm việc, hành nghề luật sư, tham gia xây dựng chínhsách, đào tạo, nghiên cứu. Các chính sách về hỗ trợ tài chính, đào tạo, tổ chứccộng đồng, xây dựng mạng lưới chuyên gia toàn cầu đã giúp duy trì và phát huynguồn lực này trong dài hạn. Các chương trình như “Chương trình thu hút nhântài” đã thành công trong việc giữ chân và phát huy trí thức kiều bào.
Một ví dụ khác là tại Ấn Độ, họ có chínhsách OCI giúp người gốc Ấn mang quốc tịch nước ngoài duy trì các quyền lợi dânsự, kinh tế, xã hội, trong đó có thể hành nghề luật, tham gia các hoạt độngpháp lý…
Về chiến lược cụ thể để thu hút được nguồnlực quý giá này, các đại biểu góp ý: Chúng ta phải tạo môi trường làm việc hấpdẫn, cần có tính minh bạch, công bằng trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộchuyên gia. Cung cấp cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp cho chuyên gia.Tạo điều kiện để chuyên gia tham gia vào các dự án quan trọng của quốc gia. Xâydựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo.
Bên cạnh đó cũng cần có chính sách đãi ngộthỏa đáng, áp dụng chế độ tiền lương, thưởng cạnh tranh so với khu vực và thếgiới. Cung cấp các phúc lợi về nhà ở, bảo hiểm, y tế, hỗ trợ chi phí đi lại,sinh hoạt cho chuyên gia và gia đình cũng như có chính sách ưu đãi về thuế chochuyên gia.
Tại Việt Nam, mặc dù Luật quốc tịch đã cócơ chế mở, ví dụ như về điều kiện, các chuyên gia có thể không cần biết tiếngViệt và điều kiện cư trú tại Việt Nam ít nhất 5 năm cũng được bãi bỏ. Tuy nhiên,có ý kiến cho rằng cần có ưu đãi nhiều hơn về quốc tịch, đồng thời có chính sáchminh bạch, cởi mở hơn nữa tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài về làmviệc.

PGS.TS Trần Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM phát biểu tại hội thảo
PGS.TS. Trần Việt Dũng, Phó hiệu trưởngTrường Đại học Luật TP.HCM thông tin thêm: Với vai trò là cơ sở đào tạo pháp luậttrọng điểm phía Nam, Nhà trường không chỉ tập trung nghiên cứu các mô hìnhchính sách phù hợp, mà còn duy trì kết nối chặt chẽ với mạng lưới cựu sinh viênđang công tác ở nước ngoài. Nhưng để triển khai hiệu quả chiến lược này, cần cósự phối hợp đồng bộ giữa các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý và cộng đồng chuyêngia trong và ngoài nước, nhằm hình thành mạng lưới tri thức mạnh mẽ, phục vụcông cuộc cải cách tư pháp và phát triển đất nước...