Thư Sài Gòn (số 15): Người yếu thế ở Sài Gòn và câu chuyện niềm tin đi qua COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 ập tới Sài Gòn khiến thành phố thời gian qua phải căng sức khống chế, ngăn chặn để đưa cuộc sống sớm trở lại trạng thái bình thường mới.

Người nghèo ở Sài Gòn vẫn cố gắng vượt qua từng giờ từng khắc

Trong điều kiện Sài Gòn phải giãn cách xã hội, thực hiện thêm nhiều biện pháp mạnh để đẩy lùi dịch bệnh, đời sống người dân ít nhiều có sự xáo trộn. Người vô gia cư, làm nghề tự do, người có hoàn cảnh khó khăn là một trong số đó. Họ cũng chính là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Tuy nhiên, đa số người dân yếu thế ở Sài Gòn vẫn đang vừa đồng hành cùng chính quyền, cơ quan chức năng TP.HCM trong cuộc chiến với đại dịch, vừa không đánh mất niềm tin, sự lạc quan về một ngày mai tươi đẹp sẽ trở lại thành phố mang tên Bác.

Bà tên Hương Vân, 70 tuổi. Đêm bà nằm ngủ trên ghế bố ngoài góc cây xăng, mưa to thì lấy áo mưa mặc, trùm thêm miếng bìa các tông, bà nói trời cho sao sống vậy, không có gì để buồn hết

Bà tên Hương Vân, 70 tuổi. Đêm bà nằm ngủ trên ghế bố ngoài góc cây xăng, mưa to thì lấy áo mưa mặc, trùm thêm miếng bìa các tông, bà nói trời cho sao sống vậy, không có gì để buồn hết

Tất cả những di biến động về người yếu thế trong ngày dịch COVID-19 dường như đã được thu gọn trong ống kính của nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An gần đây. "Trong những ngày đi làm phóng sự, tôi gặp rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua từng giờ từng khắc. Những người bạn của tôi ơi, dù có rất chán nản, rất mỏi mệt, kiệt sức, nhưng hãy tiếp tục nỗ lực nha. Nếu bạn từ bỏ những người thân của bạn cũng dễ mất niềm tin mà từ bỏ", nhiếp ảnh gia Hải An chia sẻ.

Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Hải An gắn liền với những câu chuyện của người yếu thế, lao động tự do, shipper trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội. Anh mong mọi người đừng nhìn ở góc độ buồn mà hãy nhìn về những gì tích cực. "Tôi cũng mệt, cũng đuối quá chừng, nhưng thấy mình còn may mắn lắm, vẫn ráng mỗi ngày", nhiếp ảnh gia Hải An cho biết thêm.

Chuyên mục

Thư Sài Gòn

của Báo Sức khỏe&Đời sống

xin gửi tới độc giả bộ ảnh người dân yếu thế ở Sài Gòn thể hiện một tinh thần không đầu hàng số phận, giữ tinh thần lạc quan qua những cú bấm máy của Hải An.

Hai bà cháu bán ve chai tiếp tục mưu sinh sau khi nghỉ trưa ở góc đường Đồng Khởi - Nguyễn Du. Còn sống là còn phải cố gắng

Hai bà cháu bán ve chai tiếp tục mưu sinh sau khi nghỉ trưa ở góc đường Đồng Khởi - Nguyễn Du. Còn sống là còn phải cố gắng

Trong lúc hai bà cháu bán ve chai nghỉ ngơi, cô bé gái chạy chơi đùa trên phố Đồng Khởi

Trong lúc hai bà cháu bán ve chai nghỉ ngơi, cô bé gái chạy chơi đùa trên phố Đồng Khởi

Một bác vô gia cư chế chiếc xe ba gác thành nhà cho chú chó cưng của mình. Rồi đôi bạn thân cứ thế lang thang khắp Sài Gòn sống qua ngày dựa vào lòng thương của người dân

Một bác vô gia cư chế chiếc xe ba gác thành nhà cho chú chó cưng của mình. Rồi đôi bạn thân cứ thế lang thang khắp Sài Gòn sống qua ngày dựa vào lòng thương của người dân

Chị Trần Thị Ánh, 57 tuổi quê Gò Công Đông, Tiền Giang, đời đẩy đưa hai vợ chồng lưu lạc đến Sài Gòn phồn hoa nhưng không cho cuộc sống sung túc. 2 năm đầu ngày bán hàng rong đêm ngủ ở gầm cầu Thủ Thiêm, 10 năm nay ngủ ở vỉa hè đường quận 2. Chị cho biết bản thân bị tai biến và khối u não nhưng ko ác tính, chồng bị sạn thận và bệnh gan. Trong 10 năm sống vỉa hè chị thấy có chó hoang, mèo hoang hay chó mèo người ta vứt bỏ thì lượm về nuôi. Hiện nay chị nuôi 26 con chó và 10 con mèo, mấy năm qua chết 3, 4 con vì bệnh mà không có tiền chữa. Con nào cũng có tên hết, có tên thì gần gũi, có tên thì buồn: Đi, bụi, đời, cho, đã, sói, đen, lu, út, vàng, bé hai, bé ba, bé tư....

Chị Trần Thị Ánh, 57 tuổi quê Gò Công Đông, Tiền Giang, đời đẩy đưa hai vợ chồng lưu lạc đến Sài Gòn phồn hoa nhưng không cho cuộc sống sung túc. 2 năm đầu ngày bán hàng rong đêm ngủ ở gầm cầu Thủ Thiêm, 10 năm nay ngủ ở vỉa hè đường quận 2. Chị cho biết bản thân bị tai biến và khối u não nhưng ko ác tính, chồng bị sạn thận và bệnh gan. Trong 10 năm sống vỉa hè chị thấy có chó hoang, mèo hoang hay chó mèo người ta vứt bỏ thì lượm về nuôi. Hiện nay chị nuôi 26 con chó và 10 con mèo, mấy năm qua chết 3, 4 con vì bệnh mà không có tiền chữa. Con nào cũng có tên hết, có tên thì gần gũi, có tên thì buồn: Đi, bụi, đời, cho, đã, sói, đen, lu, út, vàng, bé hai, bé ba, bé tư....

Mưu sinh

Mưu sinh

Một bác shipper già nghỉ ngơi trên vỉa hè đường Trần Quang Khải, đang chờ "nổ" cuốc. Bác cho biết những ngày này có cuốc nhiều khi lại "họa" hơn "phúc" nhưng vẫn phải mưu sinh. Có công việc trong những ngày này với bác vẫn là điều may mắn để bù lại những lo toan

Một bác shipper già nghỉ ngơi trên vỉa hè đường Trần Quang Khải, đang chờ "nổ" cuốc. Bác cho biết những ngày này có cuốc nhiều khi lại "họa" hơn "phúc" nhưng vẫn phải mưu sinh. Có công việc trong những ngày này với bác vẫn là điều may mắn để bù lại những lo toan

Một người vô gia cư trên đường Minh Khai nhận hộp cơm từ thiện trước giờ giới nghiêm

Một người vô gia cư trên đường Minh Khai nhận hộp cơm từ thiện trước giờ giới nghiêm

Một người vô gia cư và chú chó trên đường Cách mạng tháng 8

Một người vô gia cư và chú chó trên đường Cách mạng tháng 8

Người đàn ông này cầu nguyện rất lâu trước tượng Đức Mẹ, khi anh đi rồi vẫn đôi lần ngoái nhìn lại. Có lẽ đức tin là động lực để anh tiếp tục sống và bước qua những ngày tháng khó khăn

Người đàn ông này cầu nguyện rất lâu trước tượng Đức Mẹ, khi anh đi rồi vẫn đôi lần ngoái nhìn lại. Có lẽ đức tin là động lực để anh tiếp tục sống và bước qua những ngày tháng khó khăn

Dù có mệt mỏi mấy cũng phải ráng sống tốt, cùng mọi người chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Dù có mệt mỏi mấy cũng phải ráng sống tốt, cùng mọi người chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Anh Phan Bá Thành và chị Phạm Thị Tuyên quê Nghệ An làm thợ hồ kiếm sống, dịch tất cả công trình đều dừng nên không có tiền. Hai vợ chồng muốn chạy xe máy về quê nhưng không được vì quá xa, rồi còn không được phép. Hiện ở trong chòi tạm bằng bạt, ngày mưa dột ướt cả vào trong chòi. Hằng ngày người dân xung quanh thương mà cho cái này cái kia để ăn

Anh Phan Bá Thành và chị Phạm Thị Tuyên quê Nghệ An làm thợ hồ kiếm sống, dịch tất cả công trình đều dừng nên không có tiền. Hai vợ chồng muốn chạy xe máy về quê nhưng không được vì quá xa, rồi còn không được phép. Hiện ở trong chòi tạm bằng bạt, ngày mưa dột ướt cả vào trong chòi. Hằng ngày người dân xung quanh thương mà cho cái này cái kia để ăn

Chị Phạm Thị Tuyên không kìm được cảm xúc khi kể về chuyện gia đình

Chị Phạm Thị Tuyên không kìm được cảm xúc khi kể về chuyện gia đình

Một người ăn xin ở góc đường Nơ Trang Long - Phan Đăng Lưu

Một người ăn xin ở góc đường Nơ Trang Long - Phan Đăng Lưu

Bữa ăn vội của người lang thang, vô gia cư ngày COVID-19

Bữa ăn vội của người lang thang, vô gia cư ngày COVID-19

Bà Hương Vân, 70 tuổi, không có nhà, được trợ cấp dịch 1,5 triệu, mua cái điện thoại, đêm ngủ lại bị thằng ăn trộm móc túi, may bà dậy kịp nên còn. Khi hỏi đến con cháu tự dưng bà khóc.

Bà Hương Vân, 70 tuổi, không có nhà, được trợ cấp dịch 1,5 triệu, mua cái điện thoại, đêm ngủ lại bị thằng ăn trộm móc túi, may bà dậy kịp nên còn. Khi hỏi đến con cháu tự dưng bà khóc.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//thu-sai-gon-so-15-nguoi-yeu-the-o-sai-gon-va-cau-chuyen-niem-tin-di-qua-covid-19-169210813131136897.htm